Thấm dột là vấn đề thường gặp tại các công trình xây dựng do tác động của thời tiết. Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời sẽ làm hư hại đến kết cấu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây tác động xấu đến sức khỏe và kéo theo chi phí sửa chữa tốn kém. Dưới đây là 8 biện pháp thi công chống thấm hiệu quả, được ứng dụng rộng rãi và được đánh giá mang lại hiệu quả cao tại các công trình.
Table of Contents
Thi công chống thấm là gì? Hệ quả của việc không chống thấm
Thi công chống thấm sàn mái là công đoạn quan trọng giúp ngăn chặn hoặc làm nước không thể thẩm thấu qua bề mặt bê tông, tường nhà, bảo vệ không gian sống khỏi độ ẩm và hư hại. Khi chống thấm được thực hiện đúng cách, sẽ giúp ngôi nhà sẽ bền vững hơn, tăng tuổi thọ và giảm chi phí sửa chữa về lâu dài.
Để đạt hiệu quả cao, cách thi công chống thấm cần tuân thủ đúng quy chuẩn kỹ thuật, sử dụng vật liệu phù hợp, đội ngũ thi công cần có tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm, giúp đảm bảo chất lượng và tối ưu hóa chi phí và tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

Hệ quả của việc thi công không chống thấm
Tường nhà bị ẩm mốc, thấm dột lâu ngày không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến độ bền của công trình. Nước rò rỉ qua các khe nứt bê tông, các khe tiếp giáp khiến lớp sơn bị bong tróc, sắt thép bị hoen gỉ, khiến tường nhà bị xuống cấp nhanh chóng.
Nếu công trình không thi công chống thấm sàn mái sẽ nhanh chóng bị xuống cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ bền và an toàn. Độ ẩm tăng cao sẽ dẫn đến chập cháy hệ thống điện, đe dọa nghiêm trọng đến độ bền và an toàn của người sử dụng. Đặc biệt, môi trường bị ẩm ướt sẽ khiến đồ vật bị oxy hóa và làm giảm tuổi thọ. Đồng thời chi phí sửa chữa cũng tốn kém hơn rất nhiều so với việc sử dụng các biện pháp thi công chống thấm ngay từ đầu.
Những nguyên nhân khiến sàn mái bị thấm dột
Sàn mái bị thấm nước là dấu hiệu cảnh báo chất lượng công trình không đạt chuẩn hoặc cần được tu sửa ngay. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do sự cố hệ thống đường ống kỹ thuật MEP hoặc PCCC, gây rò rỉ nước và ảnh hưởng đến kết cấu của công trình. Nếu phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì sẽ không tốn quá nhiều thời gian và chi phí. Dưới đây là những nguyên nhân khiến sàn mái bị thấm dột:
Tính toán sai tải trọng của sàn nhà
Trong quá trình thiết kế thi công, người thi công nếu tính toán sai sức chịu tải của nền bê tông, rất dễ dẫn đến tình trạng sàn bê tông bị nứt. Những vết nứt này là nguyên nhân chính khiến nước thẩm thấu vào, gây ra hiện tượng thấm nước nền bê tông.
Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ kết cấu và chất lượng của công trình. Chính vì thế, việc đảm bảo độ chính xác trong khâu thiết kế và thi công chống thấm mái là vô cùng quan trọng để tránh các vấn đề thấm dột sàn bê tông.
Đổ bê tông không đúng kỹ thuật
Nếu bê tông không đảm bảo chất lượng sẽ xuất hiện các lỗ hổng, lỗ rỗng tích nước. Khi nước tiếp xúc với nền nhà sẽ tạo điều kiện cho nước thấm qua các lỗ hổng này thấm vào nền nhà. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tuổi thọ mà còn gây ra các vấn đề như ẩm mốc, công trình bị xuống cấp. Chính vì thế, đảm bảo chất lượng bê tông ngay từ đầu là yếu tố quan trọng để ngăn chặn tình trạng thấm dột và bảo vệ nền nhà lâu dài.

Không chống thấm hoặc chống thấm không đúng quy trình
Thi công chống thấm sàn mái là công đoạn quan trọng cần thực hiện ngay từ khi làm nền nhà. Đặc biệt là những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước và độ ẩm. Nếu chống thấm không đúng quy trình hoặc sử dụng vật liệu kém chất lượng thì sàn bê tông vẫn có nguy cơ bị thấm nước. Chính vì thế, đảm bảo chất lượng chống thấm ngay từ ban đầu sẽ giúp sàn nhà bền bỉ và hạn chế các vấn đề rò rỉ, ẩm mốc về sau.
Sai cao độ thiết kế khi thi công
Việc thi công độ cao của bề mặt nền không chuẩn sẽ dẫn đến độ dốc không đảm bảo theo thiết kế. Chính vì thế, nước sẽ đọng lại trên sàn nhà và không chảy về điểm thoát nước. Đặc biệt, khi nền bê tông bị sai cao độ sẽ dẫn đến tình trạng nước bị ứ đọng. Về lâu dài gây thấm dột cho công trình, về lâu dài nếu không được thi công chống thấm mái sẽ làm giảm tuổi thọ và mất thẩm mỹ của công trình.
Việc kiểm tra, giám sát cao độ hoàn thiện của bề mặt nền không chuẩn, dẫn đến độ dốc không đảm bảo đúng theo thiết kế. Vì vậy, khi nước đọng lại trên sàn nhà sẽ không chảy về theo đúng hướng thoát nước. Nước bị ứ đọng thời gian dài cũng sẽ gây ra hiện tượng thấm nước.
Sự cố đường ống phòng cháy chữa cháy (PCCC)
Hệ thống đường ống PCCC tại các công trình luôn phải duy trì nguồn nước và áp lực ổn định để đảm bảo hiệu quả trong chữa cháy. Nếu xảy ra sự cố khiến nước bị phun ra ngoài sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống và gây ra tình trạng sàn bị thấm nước, làm hư hại đến kết cấu công trình. Lúc này bạn cần liên hệ kỹ thuật khắc phục kịp thời, để tránh tình trạng kéo dài sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Hệ thống MEP gặp sự cố
Hệ thống MEP đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thông gió và điều hòa không khí tại các công trình lớn. Trong quá trình hoàn thiện, một số công trình có thể bị tắc nghẽn đường ống cấp thoát nước do rác thải, xà bần tích tụ… Khiến nước đọng và ngập úng tại ban công. Tình trạng này có thể dẫn đến hiện tượng thấm nước, gây ảnh hưởng đến kết cấu của công trình.
Tại các công trình cao tầng, nếu xảy ra tình trạng nền hoặc trần nhà bị thấm nước cần kiểm tra ngay hệ thống MEP. Bởi rất có khả năng hệ thống cấp thoát nước gặp sự cố, khiến nước bị tràn ra ngoài rồi thấm xuống các tầng dưới. Việc kiểm tra và bảo trì định kỳ hệ thống MEP sẽ giúp hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn cho công trình.
Các khu vực cần sử dụng biện pháp thi công chống thấm
Trong một công trình xây dựng luôn luôn có những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước, hay còn được gọi là khu vực ẩm ướt. Đó là các không gian như: phòng tắm, nhà vệ sinh, nơi chứa các thiết bị vệ sinh có độ ẩm cao và nước ngưng tụ. Chính vì thế, để công trình được bền vững thì việc sử dụng các biện pháp thi công chống thấm là rất cần thiết. Dưới đây là các khu vực cần thi công chống thấm mái sàn để đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của công trình:
Biện pháp thi công chống thấm nhà vệ sinh
Sàn nhà vệ sinh là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước vì thế khu vực này rất dễ gặp tình trạng thấm dột, rỗng sau một thời gian sử dụng nếu không được xử lý chống thấm đúng kỹ thuật. Để đảm bảo sàn nhà vệ sinh không bị thấm, hai phương pháp thi công chống thấm phổ biến là Sika Latex hoặc keo chà ron se. Đây đều giải pháp giúp ngăn nước thấm xuống sàn, bảo vệ công trình lâu dài mà không tốn quá nhiều chi phí.

Biện pháp thi công chống thấm sàn mái
Khu vực mái và trần nhà thường xuyên chịu tác động trực tiếp của thời tiết như nắng nóng hoặc mưa lớn. Theo thời gian nếu không bảo vệ đúng cách sẽ xuất hiện các tình trạng như: loang sơn, mái hoặc trần nhà bị thấm nước, khiến kết cấu bị co giãn ảnh hưởng đến độ bền của công trình.
Để ngăn chặn tình trạng này, hai phương pháp thi công chống thấm sàn mái thường được sử dụng là màng bitum và sơn chống thấm. Đây là giải pháp hữu hiệu, giúp bảo vệ tối ưu, duy trì tuổi thọ và đảm bảo tính thẩm mỹ cho khu vực trần và mái nhà.
Biện pháp thi công chống thấm sân thượng
Khu vực sân thượng là nơi dễ bị tích nước, gây ảnh hưởng trực tiếp đến trần nhà nếu cách thi công chống thấm không đúng quy chuẩn gây ảnh hưởng đến trần nhà sau một thời gian sử dụng. Để bảo vệ công trình có thể sử dụng sơn để thi công chống thấm mái cho mặt tường ngoài hoặc sika latex để tăng khả năng chống thấm và bảo vệ ngôi nhà của bạn dưới tác động trực tiếp của thời tiết.

Biện pháp thi công chống thấm cổ ống
Tại các công trình phụ toilet hay nhà tắm, hệ thống đường ống dẫn nước gồm cổ ống thoát sàn, cổ ống xuyên sàn sẽ thường xuyên tiếp xúc với nước. Trong quá trình sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng rò rỉ nước, gây hư hại cho công trình.
Chính vì thế, ngay trong quá trình xây dựng cần áp dụng biện pháp thi công chống thấm để ngăn chặn tình trạng thấm dột xảy ra. Phương pháp phổ biến hiện nay là chống thấm bằng sika latex hoặc chống thấm bằng xi măng, giúp tăng độ bền của công trình và ngăn chặn thấm nước lâu dài.
Biện pháp thi công chống thấm tầng hầm
Áp dụng biện pháp thi công chống thấm cho tầng hầm và hố thang máy đóng vai trò quan trọng và được xếp hạng ưu tiên thi công chống thấm. Bởi đây là khu vực quyết định tới kết cấu, độ bền của công trình cũng như sự an toàn tính mạng con người.
Để đạt hiệu quả tối ưu thì biện pháp thi công chống thấm phổ biến là sử dụng sika latex, xi măng chống thấm hoặc màng bitum. Việc lựa chọn giải pháp thi công chống thấm phù hợp giúp ngăn ngừa thấm nước, tăng tuổi thọ công trình và hạn chế tối đa rủi ro do môi trường tác động.
Biện pháp thi công chống thấm hồ bơi
Bể bơi là nơi tiếp xúc với nước và các chất tẩy rửa làm sạch bể 24/24, về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới mặt sàn bể bơi. Nếu không có biện pháp thi công chống thấm phù hợp, bề mặt bể bơi sẽ xuống cấp nghiêm trọng, gây mất thẩm mỹ cũng như tốn kém chi phí sửa chữa. Chính vì thế, để bể bơi luôn bền đẹp, việc sử dụng các cách thi công chống thấm phù hợp mang lại hiệu quả cao, giúp bảo vệ công trình và kéo dài tuổi thọ sử dụng.
Các biện pháp thi công chống thấm phổ biến hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có nhiều cách thi công chống thấm, tùy thuộc vào từng công trình cũng như yêu cầu cụ thể của khách hàng mà có thể lựa chọn phương pháp chống thấm tối ưu nhất. Việc lựa chọn đúng giải pháp chống thấm không chỉ giúp bảo vệ công trình mà còn tiết kiệm chi phí sửa chữa sau này. Dưới đây là 8 biện pháp thi công chống thấm phổ biến hiện nay được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn và sử dụng.
Biện pháp thi công chống thấm bằng màng bitum khò nóng
Biện pháp này sử dụng khò gas, lưới ngọn lửa qua và đều đặn vào về mặt khò dính dưới màng. Đồng thời đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công. Dán phần màng khò vào khu vực và phân bố nhiệt đều.

Quy trình chống thấm dùng màng bitum khò nóng diễn ra như sau:
- Bước 1: Quét lớp lót Primer với định mức 0.2kg/m2 trên bề mặt sàn mái đã vệ sinh. Đợi khoảng 1 giờ để lớp lót khô mới tiến hành thi công khò màng bitum.
- Bước 2: Đo – cắt màng bitum
Khi cắt màng bitum, chúng ta cần lưu ý cắt màng sao cho các mép nối đều dư ra khoảng 5cm, khu vực chân tường nên dư ra khoảng 20cm. Đồng thời, chúng ta cũng nên chuẩn bị thêm các miếng màng bitum để gia cố thêm ở các khu vực góc tường, ống thoát, cổ ống xả,…
- Bước 3: Tiến hành khò màng bitum chống thấm
Dùng đèn khò gas chuyên dụng để đốt lửa đều tay trên bề mặt dính màng bên dưới. Cùng lúc đốt nóng bề mặt thi công, cho đến khi lớp màng chảy và thấm lên bề mặt thì người thi công phải nhanh tay dùng con lăn hoặc lực ép màng bám chặt vào nền. Động tác này phải nhanh, đều tay, đảm bảo không bị bọt khí như vậy mới đảm bảo hiệu quả cao cho công trình.
- Bước 4: Gia cố các phần mép, phần chân tường
Tại vị trí các mép, lớp màng bitum chồng lên nhau khoảng 5cm, rồi thực hiện thao tác khò nóng bitum để ép màng dính khít vào nhau. Tương tự với các khe co giãn. Phần chân tường cần dán chồng màng tối thiểu 15cm.
- Bước 5: Kiểm tra hiệu quả chống thấm từ phương pháp khò nóng bitum
Sau 24 giờ thi công, lớp màng đã nguội hẳn. Chúng ta hãy bơm ngập nước vào để kiểm tra 1-3 ngày. Nếu không có vấn đề thấm, phồng rộp trên màng bitum thì có thể bàn giao công trình.
Ưu điểm:
+ Thi công nhanh chóng
+ Không kén bề mặt, có thể thi công ở những nơi mấp mô
+ Có sự đàn hồi cao, nhanh chóng
Biện pháp chống thấm bằng màng bitum tự dính
Phương pháp thi công chống thấm này có ưu điểm nổi bật là: nhanh khô, tạo lớp phủ bền, linh hoạt. Màng bitum tự dính có khả lấp kín các vết nứt hoàn hảo và dễ dàng thi công.

Quy trình thi công biện pháp chống dính bằng màng bitum tự dính gồm các bước sau:
- Bước 1: Quét lớp lót Primer với định mức 0.2kg/m2 trên bề mặt sàn mái đã vệ sinh. Đợi khoảng 6 giờ để lớp lót khô mới tiến hành thi công dán màng bitum.
- Bước 2: Dán lớp màng bitum tự dính
Việc thi công màng bitum tự dính rất đơn giản, chúng ta chỉ cần cắt màng theo kích thước phù hợp. Đặt lớp màng bitum vào vị trí cần chống thấm rồi bóc lớp vỏ silicon ra. Tiếp theo là dán từ từ lớp màng bitum lên bề mặt sàn. Dùng con lăn hoặc rulo miết từ trong ra ngoài để tạo độ thẩm mỹ cho bề mặt thi công.
Lưu ý: tại càng điểm nối giữa các tấm bitum cần dán chồng mí khoảng 5cm để đảm bảo vị trí chồng mí được dính khít tốt hơn.
- Bước 3: Cán thêm lớp vữa xi măng để tạo lớp bảo vệ cho màng bitum. Trong bước này, chúng ta cần thi công càng sớm càng tốt.
- Bước 4: Kiểm tra hiệu quả chống thấm rồi bàn giao công trình.
Ưu điểm:
+ Với độ ạn toàn cao trong quá trình thi công
+ Hợp chất tráng cao su SBS có chức năng bảo vệ bịt kín các lỗ thủng nhỏ
+ Có độ kết dính cao dễ dàng bám dính vào bề mặt nền bê tông , phù hợp cả thi công chống thấm tầng hầm.
+ Lớp chống thấm dày ổn định cơ học, và có dộ bám dính cao
Biện pháp thi công chống thấm bằng polyurethane
Màng chống thấm Polyurethane là vật liệu sản phẩm đóng rắn bằng cách hấp hơi ẳm trong không khí để tạo nên màng chống thấm có độ kết dính cao. Trong quá thi công không cần mối nối là một biện pháp thi công chống thấm tốt cho sàn mái ngoài trời.

Quy trình ứng dụng biện pháp thi công chống thấm bằng polyurethane sẽ trải qua các bước sau:
- Bước 1: Làm sạch, khô bề mặt cần chống thấm.
- Bước 2: Thi công lớp lót Revinex với nước theo tỷ lệ 1:4 để cố định bề mặt nhằm tăng cường sự bám dính.
- Bước 3: Thi công lớp phủ Neoproof PU W thứ 1 với bề mặt định mức 0.75kg/m2. Đợi 24 giờ để lớp phủ này khô, chúng ta sẽ tiến hành bước tiếp theo.
- Bước 4: Thi công lớp phủ Neoproof PU W thứ 2 với bề mặt định mức 0.75kg/m2. Đợi 24 giờ để lớp phủ này khô, chúng ta có thể kiểm tra lại chất lượng công trình rồi bàn giao.
Ưu điểm:
- Độ bám dính, độ đàn hồi và độ giãn dài cao. Giúp tiết kiệm chi phí nguyên liệu khi thi công.
- Không xuất hiện mối nối tạo tính thẩm mỹ cao hơn cho công trình.
- Tuổi thọ màng chống thấm có thể đạt đến 20-30 năm
Cách thi công chống thấm bằng vật liệu gốc xi măng
Hiện nay, vật liệu chống thấm gốc xi măng là giải pháp được nhiều người tin dùng để bảo vệ bề mặt bê tông và tường gạch khỏi thấm nước. Nhờ khả năng bám dính tốt và độ bền cao, loại vật liệu này giúp thi công chống thấm sàn mái hiệu quả, ngăn chặn tình trạng ẩm mốc, xuống cấp.

Quy trình thi công chống thấm bằng vật liệu xi măng
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt xi cần sơn
Bước 2: Chuẩn bị hỗn hợp thi công chống thấm theo tỉ lệ 1 xi măng 1/2 nước 1 chống thấm
Bước 3: Pha trộn lẫn các hỗn hợp này bằng máy
Bước 4: Quét sơn, mỗi lớp cách nhau khoảng 2 đến 3 giờ
Ưu điểm:
+ Giá thành thi công chống thấm tường và sàn rẻ
+ Dễ dàng thi công mà không cần đến thợ
+ Dễ dàng thi công trên nhiều bề mặt
Lưu ý: Biện pháp thi công chống thấm bằng xi măng này chỉ được xem là giải pháp tạm thời, áp dụng cho những công trình nhỏ, độ thấm ít và không yêu cầu độ bền cao.
Biện pháp thi công chống thấm với chất phụ gia Sika Latex
Sự kết hợp giữa chất phụ gia Sika Latex với vữa xi măng tạo thành hỗn hợp chống thấm tuyệt vời. Chi phí lại rẻ nên hỗn hợp này được sử dụng thi công chống thấm bể bơi, tường nhà, mái nhà, sàn nhà vệ sinh, ban công, sân thượng,…

Để thực hiện chống thấm với chất phụ gia Sika Latex chúng ta cần làm sạch bề mặt sàn. Tiếp đó sẽ tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Làm ẩm bề mặt bằng nước sạch
- Bước 2: Tạo 1 lớp vữa trát để tạo lớp kết nối giữa bề mặt sàn cũ với lớp chống thấm.
- Bước 3: Tạo lớp trát sàn chống thấm
Đầu tiên, chúng ta cần chuẩn bị hỗn hợp chống thấm Sika Latex TH với nước theo tỉ lệ 1:3. Hỗn hợp xi măng và cát theo tỉ lệ 1:3. Tiếp theo trộn 2 hỗn hợp lại với nhau thành dạng hỗn hợp sệt. Rồi dùng bay trát lớp hỗn hợp này lên bề mặt chống thấm với độ dày từ 15-20mm.
Sau khi thi công, chúng ta cần bảo dưỡng lớp chống thấm trong vòng 24 giờ khỏi tác động của gió mạnh và mưa. Khi lớp chống thấm đã khô, chúng ta có thể kiểm tra lại một lần nữa rồi bàn giao công trình.
>>> Xem thêm: Báo giá thi công chống thấm sika đầy đủ mới nhất
Biện pháp thi công chống thấm bằng phương pháp dùng sơn epoxy
Đây là biện pháp chống thấm được ưa chuộng tại nhiều công trình nhờ tạo nên lớp bảo vệ tường khỏi sự xâm nhập của nước, hóa chất mà còn tạo tính thẩm mỹ cao. Biện pháp thi công chống thấm này không chỉ dùng để xử lý các công trình đang bị thấm dột mà còn được sử dụng để chống thấm cho cả các công trình mới xây.

Quy trình thi công chống thấm với sơn Epoxy như sau:
- Bước 1: Đối với tường sàn mới xây chúng ta cần đợi sau 24 tiếng, khi bề mặt tường sàn đã khô chúng ta mới tiến hành sơn chống thấm. Đối với các bề mặt tường sàn cũ, chúng ta cần loại bỏ bụi bẩn và lớp sơn cũ hoặc rêu mốc trước khi tiến hành sơn.
- Bước 2: Phủ một lớp sơn lót có đặc tính kháng kiềm.
- Bước 3: Phủ thêm 2 lớp sơn lót, mỗi lớp cách nhau 2 tiếng để tăng hiệu quả chống thấm dột.
- Bước 4: Sơn lớp sơn chống thấm Epoxy lên bề mặt và hoàn thiện công trình.
Biện pháp thi công chống thấm bằng băng cản nước
Biện pháp chống thấm bằng băng cản nước mang lại hiệu quả chống thấm cao cho công trình nhờ ngăn chặn hiệu quả tình trạng rò rỉ nước qua các mạch dừng. Băng cản nước được sản xuất từ nhựa PVC nên độ bền cơ học và độ bền hóa học của sản phẩm cao. Khi được thi công đúng cách có thể đạt độ bền đến hàng trăm năm.
Kỹ thuật thi công băng cản nước yêu cầu rất cao, đòi hỏi phải lắp đặt đúng vị trí định vị. Tiếp theo phải dùng dây thép buộc cố định băng cản nước với cốt thép để giữ cho băng thẳng, chắc chắn và không bị lệch trong quá trình thi công bê tông. Khi đâm bê tông cần phải đầm kỹ xung quanh băng cản nước để đảm bảo không xuất hiện các rãnh hờ và các hốc.
Quy trình thi công chống thấm bằng băng cản nước
Thực hiện thi công chống thấm sàn mái bằng bằng cản nước theo đúng kỹ thuật giúp hiệu quả chống thấm cao
Bước 1: Định vị chỗ cần ván khuân cần dán băng
Băng cản nước hình chũ V: Được giữ chặt giữa các ván khuân, 1 nửa sẽ được nhô ra ngoài còn nửa còn lại sẽ được đổ bê tông lên
Bước 2: Gắn vào cột thép
Chúng ta có thể sử dụng dây thép để cố định các lỗ nhỏ trên băng cản nước khung cốt thép. Mục đích giúp băng cản nước không bị xê dịch trong quá trình chúng ta đổ bê tông. Thông thường sẽ có các điểm cố định trên bề mặt băng cản nước.
Bước 3: Đổ bê tông lớp 1
Trong giai đoạn này bê tông chỉ ngâm một nửa chiều rộng của băng cản nước. Nhưng phải đảm bảo bê tông đã được đổ 2 mặt. Tránh trường hợp áp lực bê tông 2 bên không đồng đều dẫn đến phần bị gập lại.
Bê tông phải được trộn kỹ tránh bị rỗ tổ ong. Và đặc biệt không được quá dẻo hoặc quá cứng, độ sệt vừa phải và cỡ hạt cốt liệu thành phần phải thích hợp.
Bước 4: Bổ bê tông lớp 2
Bước thứ 2 chúng ta cũng thực hiện y như lớp nhứ 1. Tuy nhiền vậy chúng ta cần lưu ý các trường hợp sau:
+ Kiểm tra kỹ không để bê tông bị rỗ tổ ông…
+ Làm sạch bề mặt lớp thứ 1 để có độ dám dính tốt nhất có thể
+ Tháo dỡ ván khuân quanh thành một cách cẩn trọng
Bước 5: Hàn nối 2 đầu băng cản nước
Cúng ta sử dụng dao hàn điện để có thể dán kết nối 2 đầu của băng cản nước lại với nhau…
Ưu điểm:
+ Có khả năng trám hiệu quả ngay sau khi bê tông khô
+ Ngăn chặn sự xâm nhập của nước tốt nhờ bề mặt có nhiều gân, gai
+ Dễ dàng hạn nối bằng dao hàn điện
+ Đa dạng về hình dáng phù hợp với những khe tiếp giáp
Lưu ý: Tại các mối nối phải tiến hành gia nhiệt để ghép chặt hai đầu lại với nhau.
Biện pháp thi công chống thấm với keo chà ron gốc Epoxy
Keo chà ron gốc Epoxy sẽ đông cứng chỉ trong 2-3 giờ. Sản phẩm được chế tạo từ gốc Epoxy cải tiến với thành phần gồm nhựa hóa học cao cấp. Nên độ liên kết rất chắc chắn giúp ngăn chặn tình trạng rò rỉ nước hiệu quả.

Quy trình chống thấm với keo chà ron gốc Epoxy được thực hiện trình tự theo các bước sau:
- Bước 1: Làm bề mặt tường sàn và đảm bảo tường sàn khô ráo trước khi thi công.
- Bước 2: Tách bỏ phần ron rõ, chỉnh lại đường ron với độ rộng 2mm và độ sâu từ 3 – 5mm
- Bước 3: Hút sạch bụi bẩn ở đường ron và 2 mép đường ron
- Bước 4: Chọn màu keo chà ron gốc Epoxy phù hợp để lấp đầy các đường ron.
- Bước 5: Chờ trong khoảng 3 – 4 giờ để lớp keo khô. Tiến hành tách bỏ phần keo dư để đảm bảo tính thẩm mỹ cho mặt sàn thi công.
Trên đây Đại lý sơn Epoxy Chí Hào đã giới thiệu đến bạn 8 biện pháp thi công chống thấm hiệu quả nhất hiện nay. Đồng thời chúng tôi cũng đưa ra gợi ý ứng dụng các biện pháp chống thống phù hợp cho từng khu vực trong các công trình xây dựng. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình thi công chống thấm, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0818212226, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thông tin bạn cần.
Đơn vị Thi Công Chống Thấm của Dailysonepoxy tại:
Miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình
Miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng
Miền Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long

Tôi là Nguyễn Thanh Sang giám đốc công ty Chí Hào Group là đơn vị chuyên thiết kế và thi công các công trình xây dựng với nhiều công ty con đảm nhiệm các lĩnh vực khác nhau như: thiết kế nội thất, thi công điện nước, lắp đặt camera, điện mạng, thi công công trình sân thể thao, cung cấp phân phối các sản phẩm sơn, vật liệu xây dựng…