Quy trình và phương pháp thi công màng chống thấm HDPE

Màng chống thấm HDPE hay màng HDPE là màng được làm từ hạt cao phân tử polyethylene hàm lượng cao. Loại màng này thường dùng chống thấm cho các công trình thủy điện, kênh dẫn, đê đập, bãi rác,… nhờ những tính năng vượt trội như không bị ăn mòn bởi hóa chất, không bị ảnh hưởng do xâm thực, độ bền cao,…. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất thì quá trình và phương pháp thi công màng chống thấm HDPE phải chuẩn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Quy trình thi công màng chống thấm HDPE

Quy trình thi công màng chống thấm HDPE sẽ được quy định cụ thể cho từng công trình riêng biệt. Tuy nhiên, nhìn chung các bước thi công sẽ như sau:

Chuẩn bị mặt bằng

Chuẩn bị mặt bằng
Chuẩn bị mặt bằng

Mặt bằng mỗi dự án sẽ có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, về cơ bản thì mặt bằng công trình trước khi thi công màng HDPE cần đảm bảo những yếu tố sau:

  • Mặt bằng phải sạch, phẳng, không có vật sắc nhọn, không có tạp chất hay những tác nhân có thể khiến màng bị rách.
  • Khu vực thi công không được đọng nước, nền phải đầm thật chắc
  • Nền đất không được quá yếu bởi nếu quá yếu sẽ gây sụt lút, làm rách mối hàn, rách màng, ảnh hưởng đến chất lượng chung của công trình.
  • Chú ý phải bo tròn bán kính bề mặt từ 0.154m trở lên đối với những vị trí thay đổi độ cao.

Lớp bảo vệ màng

Trường hợp khu vực thi công có nhiều sỏi đá, đá dăm,… hay phải chịu những tác động từ bên ngoài như gió, đá lăn, va chạm vật nổi,… có nguy cơ làm hỏng màng thì cần kết hợp với biện pháp bảo vệ màng. Lớp bảo vệ sẽ tránh được các tác động đó về mặt ngắn hạn và dài hạn.

Những công trình có nền đất tốt, không có nguy cơ hư hại với màng chống thấm thì không cần lớp bảo vệ ở dưới. Thay vào đó cần đầm chặt đất rồi trải màng HDPE bên trên.

Sử dụng 1 trong 2 lớp bảo vệ bên dưới màng:

  • Vải địa kỹ thuật: Dùng khi mặt bằng mới, hoặc mặt bằng sạch, phẳng.
  • Vải địa kỹ thuật và cát: Dùng khi mặt bằng đã bị nứt và có nhiều vật sắc nhọn phía trên.

Sử dụng 1 trong 2 lớp bảo vệ bên trên màng:

  • Lớp bảo vệ bằng đất phủ phải đảm bảo độ dày theo từng điều kiện cụ thể.
  • Lớp bảo vệ bằng bê tông cốt thép buộc phải có 1 lớp vải địa kỹ thuật phía dưới.
  • Các lớp bảo vệ khác có thế là Geocell hoặc Geoweb.

Thi công rãnh neo

Thi công rãnh neo
Thi công rãnh neo
  • Đào rãnh neo để chôn mép màng.
  • Chiều rộng và độ sâu rãnh neo cần thi công theo thiết đúng thiết kế của bản vẽ kỹ thuật.
  • Lưu ý, phần vải rãnh neo không được có mối hàn hay hình dạng bất thường để không phá hủy vật liệu.
  • Phải bo tròn mép để không làm màng bị rách khi kéo căng.

Thi công màng chống thấm HDPE

Trải màng HDPE

Khi trải màng HDPE cần được thực hiện và giám sát kỹ càng. Khi trải màng tránh để màng bị rách, thủng, đặc biệt là với những loại màng có độ dày dưới 0.5mm. Trường hợp thời tiết xấu hay có vấn đề phát sinh thì việc thi công, giám sát cần ngừng ngay đến khi nào vấn đề được giải quyết.

Lưu ý:

  • Thiết bị trải màng không được gây ảnh hưởng đến nền đất
  • Công nhân trải màng không được mang giày hay những đồ vật khác có thể làm ảnh hưởng đến việc trải màng, không được hút thuốc khi thực hiện.
  • Dùng các thiết bị thi công áp lực thấp, làm bằng lốp cao su, tải trọng thấp để không gây hư hại vật liệu. Đồng thời không chạy trên bề mặt đã trải để tránh ảnh hưởng đến chất lượng vật liệu, công trình.
  • Khi thực hiện trải màng liên tục phải chú ý đến khả năng thoát nước của công trường, hướng gió cũng như mặt bằng thi công, lối vào và kế hoạch thi công. Công thực hiện trải màng khi thời tiết xấu. Màng chống thấm cần được hàng với nhau ngay sau khi trải, các tấm đã trải cần đánh dấu cẩn thận.
  • Đổ đất lên rãnh neo với K ≥ 0.95. cần tuân theo những quy cách bản vẽ để tránh làm hỏng màng. Việc đổ đất này cần tiến hành ngay sau khi trải màng để tránh phải bắc cầu qua rãnh neo.

Đơn vị giám sát thi công cần thực hiện giám sát ngay sau khi trải, hàn màng xuống để nhanh chóng phát hiện lỗi và chỗ cần sửa kịp thời.

Trải màng chống thấm
Trải màng chống thấm

Thi công hàn màng chống thấm HDPE

Hàn màng chống thấm HDPE
Hàn màng chống thấm HDPE

Hàn màng chống thấm HDPE là công đoạn gắn kết các thấm màng chống thấm này lại bằng phương pháp hàn nhiệt. Mỗi thiết bị hàn cần kiểm tra nhiệt độ để đảm bảo đúng nhiệt độ hàn yêu cầu. Ngoài ra, hàn màng HDPE còn có thể thực hiện theo phương pháp hàn đùn hoặc hàn khò tùy theo công trình. Trước khi thực hiện hàn màng cần chú ý:

  • Các mối hàn cần thực hiện song song với mái dốc lớn nhất, có nghĩa là làm theo phương dọc thay vì phương ngang của mái dốc. 
  • Cần hạn chế có mối hàn tại vị trí khó thực hiện hàn
  • Mối hàn ngang không nên kéo quá 1.5m tại chân của mái taluy
  • Những mái có độ dốc nhỏ hơn 10% thì không áp dụng quy tắc thi công chống thấm mái kiểu này.
  • Các mối hàn chữ thập có thể thực hiện tại cuối tấm màng chống thấm và cắt theo góc 45 độ.

Kiểm tra, rà soát lại

Cuối cùng là quá trình kiểm tra giám sát mặt bằng, tình trạng phẳng của vật liệu, các mối hàn,… đảm bảo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật không. Với trường hợp chưa đáp ứng được yêu cầu của thiết kế thì cần tiến hành khắc phục ngay để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.

Giám sát

Người giám sát cần thực hiện kiểm tra toàn bộ khu vực thi công, bao gồm các mối hàn và khu vực không hàn để phát hiện lỗi. Khi kiểm tra có thể dùng máy đóng dấu hay bút để đánh dấu lại những lỗi cần sửa chữa. Trước khi thực hiện sửa chữa mối hàn cần đảm bảo bề mặt màng được sạch bụi bẩn, làm khô. Những miếng hàn và hàn đính cần hàn trùm ngoài mối hàn ít nhất 100mm và phải vá theo hình tròn đã đánh dấu.

Quy trình sửa lỗi hàn sẽ như sau:

  • Hàn vá: áp dụng hàn các lỗ thủng, vết xé.
  • Hàn đè và hàn lại: dùng để sửa những phần nhỏ của mối hàn đùn đã thực hiện
  • Hàn điểm: hàn những vết rạn nhỏ, khoanh vùng vết hàn để gia cố hoặc hàn tăng cường.
  • Hàn nhồi: để hàn đùn vào những mối hàn nóng.
  • Hàn nắp: sửa các mối hàn hỏng
  • Hàn đỉnh: nhỏ trực tiếp vật liệu hàn nóng chảy lên mối hàn có sẵn.

Những lỗi hàn đã sửa chữa cần được kiểm định theo phương pháp không phá hủy tiêu chuẩn. Sau khi sửa xong thì mồi hàn cần đạt tiêu chuẩn kiểm định không phá hủy. Nếu kết quả kiểm định không đạt thì cần thực hiện sửa chữa và kiểm định lại đến khi nào đạt yêu cầu.

Phương pháp kiểm định áp suất không phá hủy

Quy trình kiểm định mối hàn bằng áp suất không phá hủy như sau:

  • Dùng các thiết bị để tái kiểm tra mối hàn
  • Nếu rãnh không khí đang chịu áp suất thì trải ngang mối hàn rồi nghe để xác định lỗ thủng. Hoặc quét nước xà phòng lên rìa mối hàn để quan sát bóng xà phòng tạo nên để xác định lỗ thủng.
  • Tái kiểm định mối hàn đến khi phát hiện được lỗ thủng
  • Dùng phương pháp hàn đùn để sửa lỗ thủng rồi thực hiện kiểm định chân không
  • Tại chỗ rãnh không khí, nếu mối hàn đã kín và không có vấn đề thì kiểm định chân không sẽ không được chấp nhận.

Kiểm định mối hàn phá hủy

Phương pháp kiểm định này cần thực hiện ở những vị trí được chọn. Mục đích nhằm kiểm định khả năng gắn kết của mối hàn. Cách thực hiện như sau:

  • Tần suất loại bỏ mối hàn thường không quá 1 mẫu/2000m dài mối hàn
  • Cắt 1 mẫu kích thước 18x18cm có mối hàn giữa. Có thể cắt thêm mẫu phụ để kiểm định độc lập, lưu giữ hoặc cho mục đích khác.
  • Mẫu hàn cần đánh số, ghi rõ mẫu kiểm định phá hủy.
  • Cách kiểm định độ ma sát và độ kháng bóc của mối hàn như sau:

10 mẫu nhỏ 25.4mm chiều rộng cắt từ mẫu hàn

5 mẫu hàn để kiểm định độ kháng bóc. Mối hàn nóng được kiểm tra 2 mặt.

5 mẫu dùng để kiểm tra độ ma sát

Trường hợp đặc biệt có thể dùng máy đo độ căng cứng. Quá trình kiểm định có tốc độ 5cm/phút

  • Với dự án dùng máy đo độ căng thì các giá trị cần đạt tiêu chuẩn tối thiểu.

Những điều cần lưu ý khi thi công màng chống thấm HDPE

Khi thi công màng chống thấm HDPE hay cho dù các kiểu khác như chống thấm cổ ống xuyên sàn,… cả người thực hiện và giám sát cần phải hết sức cẩn thận, tỉ mỉ. Tránh việc làm cho xong vì điều này sẽ gây nên nhiều hậu quả và ảnh hưởng xấu cho công trình về sau. Đồng thời, bắt buộc phải chú ý đến thời tiết khi thi công, cần thi công vào ngày nắng nóng hoặc gió nhiều. Nếu công trình nằm trên vùng đất yếu phải lót vải địa kỹ thuật để bảo vệ màng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Phương pháp thi công màng chống thấm HDPE 

Hiện có 3 phương pháp thi công hàn màng chống thấm HDPE gồm hàn ép nóng, hàn đùn và hàn khò. Cách thi công chống thấm mỗi phương pháp như sau:

Phương pháp hàn ép nóng

Phương pháp này sẽ áp dụng khi các tầm màng liền kề với nhau và giữa tấm này với tấm khác. Không dùng để hàn những góc nhỏ, chi tiết nhỏ. Thiết bị dùng để hàn phải là thiết bị hàn nóng, có trang bị bên tách cho phép kiểm định mối hàn thông qua áp suất không khí. Đồng thời, thiết bị cần có khả năng tự chuyển động và trang bị thêm bộ phận nêm nhiệt, kiểm soát tốc độ hàn để đảm bảo khả năng điều khiển máy tốt nhất.

Phương pháp hàn ép nóng
Phương pháp hàn ép nóng

Phương pháp hàn đùn

Hàn đùn sẽ dùng để sửa và hàn những chi tiết đặc biệt như miệng ống thoát nước, các góc bé,… Phương pháp này rất tiện lợi trong việc hàn 1 tấm màng với 1 tấm màng đã lắp trước đó mà không cần nêm trần như hàn nhiệt. Thiết bị thực hiện cần trang bị bộ phận hiển thị nhiệt độ để có thể kiểm soát nhiệt tốt.

Phương pháp hàn đùn
Phương pháp hàn đùn

Phương pháp hàn khò

Hàn khò chủ yếu dùng để sửa chữa, vá các lỗ thủng, hàn màng HDPE mỏng, Do máy hàn nhỏ nên rất thuận tiện trong việc thi công.

Phương pháp hàn khò
Phương pháp hàn khò

Dụng cụ và tài liệu

Chuẩn bị các dụng cụ chất lượng tốt để phòng chữa cháy và dầu mỡ bị chảy ra mặt màng chống thấm:

  • Tài liệu tiêu chuẩn áp dụng TCVN 8216:2009, TCVN 8297:2009
  • Máy hàn kép có đồng hồ đo
  • Máy hàn đùn có đồng hồ đo
  • Máy thổi khí nóng
  • Máy mài
  • Hệ thống chiếu sáng
  • Máy nâng và di chuyển
  • Máy phát điện
  • Cọc tre, gỗ
  • Cát
  • Thước đo
  • Dao kéo
  • Thước đo
  • Bút xóa để đánh dấu
  • Vật mẫu
  • Kìm, puller
  • Thang dây, dây thừng
  • Vải mềm,…

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn quy trình và các phương pháp thi công màng chống thấm HDPE chi tiết nhất. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn. 

Đơn vị Thi Công Màng Chống Thấm HDPE của Dailysonepoxy tại:

Miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình

Miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng

Miền Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÍ HÀO
  • Địa chỉ: 606/76/4, Quốc lộ 13, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, TP.HCM
  • Số điện thoại: 028 626 757 76
  • Hotline: 0818 21 22 26
  • Fax: 028 626 757 28
  • Email: chihaogroup@gmail.com