Sơn Epoxy gốc dầu là một trong số những dòng sơn tiêu biểu của sơn công nghiệp. Nó được lựa chọn và sử dụng rộng rãi không chỉ bởi tính thẩm mỹ của nó mà còn có những tính năng nổi trội, đặc biệt so với các dòng sơn công nghiệp khác. Hãy cùng Đại Lý Sơn Epoxy tìm hiểu thêm về những ưu, nhược điểm và quy trình thi công sơn Epoxy gốc dầu nhé!
Sơn Epoxy gốc dầu là gì?
Sơn Epoxy gốc dầu là loại sơn 2 thành phần. Nó được hình thành bởi hệ gốc dầu nên cần sử dụng dung môi để pha sơn. Tuỳ theo mỗi loại khác nhau mà sẽ pha sơn theo tỷ lệ khác nhau theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

>>> Xem thêm: Đơn vị bán sơn Dulux các loại tại Hồ Chí Minh
Đặc điểm của sơn Epoxy gốc dầu
Ưu điểm
- Khả năng chống chịu lực và chống mài mòn tốt.
- Có thể chịu được sự mài mòn của các loại axit nhẹ với nồng độ thấp.
- Bề mặt có độ chai cứng.
- Giúp tăng độ kết dính giữa lớp sơn với bề mặt thi công.
Nhược điểm
- Không thể ứng dụng thi công được trong môi trường có độ ẩm cao.
- Trong quá trình thi công có hàm lượng VOC bay hơi, gây ra mùi (khi lớp sơn khô thì sẽ hết mùi).
Những loại sơn Epoxy gốc dầu phổ biến
- Sơn Lót PS50
- Sơn Lót PS60
- Sơn Epoxy Tự San Phẳng ADO40
- Sơn Epoxy Hệ Lăn ADO20
- Sơn Epoxy Hệ Lăn ADO10
- Sơn Epoxy Hệ Lưỡng Tính ADO122
>>> Tham khảo: Sơn Jotun có chống rong rêu tốt không?
Ứng dụng của sơn Epoxy gốc dầu hiện nay
Dòng sơn gốc dầu Epoxy này được ứng dụng ở nhiều hạng mục công trình khác nhau. Ví dụ như: sơn nền nhà xưởng, nhà máy xí nghiệp sản xuất thực phẩm, các sàn bệnh viện,…

Bên cạnh đó còn sơn cho các kết cấu thép, ngành công nghiệp đóng tàu, sắt thép.
Quy trình thi công sơn Epoxy gốc dầu
Quy trình thi công khá đơn giản. Trước khi thi công, bạn cần pha trộn từng loại thành phần sơn đúng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất rồi sau cùng trộn chúng lại với nhau. Sử dụng máy móc chuyên dụng để thực hiện công việc trộn sơn này.
Dụng cụ
Để thực hiện quy trình thi công sơn Epoxy gốc dầu này, cẩn chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, như: rulo lăn sơn, máy trộn sơn, máy chà nhám, máy hút bị, máy mài sàn bê tông, dao trét, cọ quét, máy phun sơn…
Quy trình thi công
Bước 1: Kiểm tra và chuẩn bị bề mặt thi công
Bề mặt sàn phải được hoàn thiện trước khi thi công sơn khoảng 30 ngày, Đảm bảo các yêu cầu như: mặt sàn phải chắc, độ ẩm dưới 90%. Đảm bảo bề mặt sàn bê tông bằng phẳng, trám trét hết các chỗ lồi lõm… Đồng thời, sử dụng máy tạo nhám để tạo độ nhám cho bề mặt. Nó sẽ giúp lớp sơn được dính chặt vào bề mặt sàn hơn.
Bước 2: Sơn lớp sơn lót
Sau khi trộn xong hỗn hợp sơn Epoxy, sử dụng súng phun sơn hoặc con lăn để sơn đều lên bề mặt nền bê tông cần sơn. Sau đó chờ 1 đến 1 giờ 30 phút ở nhiệt độ 30 độ C cho lớp sơn đầu tiên này khô.
Bước 3: Thi công lớp sơn phủ

Tiến hành sơn lớp sơn thứ 2 sau khoảng từ 4 tới 6 giờ, thời gian này tùy thuộc vào bề mặt của sàn bê tông. Bạn nên kiểm tra và lăn trước một vùng để đảm bảo trước khi thi công lớp sơn thứ 2 này.
Một vài lưu ý trong quá trình thi công sơn
- Đối với dòng sơn gốc dầu, không được sơn ở những bề mặt, môi trường ẩm ướt.
- Ngoài ra nhiệt độ môi trường thi công phải trên 20 độ C.
- Loại sơn gốc dầu này là dung môi dễ bay hơi nên trước khi thi công cần xác định mục đích chính xác để đảm bảo không ảnh hưởng tới môi trường xungg quanh.
- Hỗn hợp sơn pha xong nên được sử dụng trong khoảng 1–2 giờ để sơn không bị đông cứng.
Kết luận
Vừa rồi là những thông tin thiết yếu và khách quan về sản phẩm sơn Epoxy gốc dầu. Chúng tôi hy vọng những thông tin đó sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu tham khảo về dòng sơn này, Đại Lý Sơn Epoxy – chuyên phân phối, cung cấp đa dạng các dòng sơn chính hãng, chất lượng, sẽ hỗ trợ và tư vấn cho bạn nhiệt tình và chuyên nghiệp!