[CẬP NHẬT] Bảng màu sơn sắt, thép đầy đủ và mới nhất

Sơn sắt thép là loại sơn được sử dụng phổ biến hiện nay để bảo vệ sắt thép, kim loại khỏi những tác động từ bên ngoài. Với nhu cầu đa dạng từ người dùng, hiện nay sơn sắt rất đa dạng về chủng loại và màu sắc. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn bảng màu sơn sắt thép đầy đủ và mới nhất.

Ưu điểm của sơn sắt thép

Sơn sắt thép là loại sơn chuyên dùng để bảo vệ bề mặt sắt thép, kim loại từ môi trường bên ngoài nhằm tránh tình trạng oxy hóa, đảm bảo độ bền vững và vẻ đẹp của vật liệu. Sử dụng sơn sắt thép được coi là giải pháp tối ưu giúp bề mặt sắt thép trường tồn theo thời gian.

Ưu điểm nổi bật của sơn sắt thép phải kể đến như:

  • Chống mài mòn dưới tác động của nắng mưa, nước biển, dầu thô, các chất hóa học,…
  • Tạo độ bám dính tốt trên bề mặt kim loại và đảm bảo độ bền màu
  • Tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt kim loại, chống va đập tốt
  • Chống rỉ sét hiệu quả
  • Độ bền cao, kháng nước, kháng hóa chất tốt

Đặc biệt nếu đó là sơn sắt 2 thành phần thì có độ bám dính và khả năng chống ăn mòn cực tốt, thường được sử dụng cho các công trình đòi hỏi độ bền cao như cầu cầu, nhà xưởng, tàu biển.

Ưu điểm của sơn sắt

Bảng màu sơn sắt, kẽm đầy đủ và cập nhật mới nhất

Dưới đây là danh sách bảng màu sơn sắt được sử dụng phổ biến hiện nay, bao gồm các tông màu như sơn epoxy màu đen sắt kẽm, sơn sắt màu đỏ, vàng…:

Bảng sơn màu công nghiệp đa năng
Bảng sơn màu công nghiệp đa năng
Bảng màu sơn kẽm 
Bảng màu sơn kẽm
Bảng màu sơn dầu
Bảng màu sơn dầu
Bảng màu sơn đa năng
Bảng màu sơn đa năng
Bảng màu sơn sắt, kẽm
Bảng màu sơn sắt, kẽm
Bảng màu sơn sắt, thép, kẽm
Bảng màu sơn sắt, thép, kẽm
Bảng màu sơn xịt đa năng
Bảng màu sơn xịt đa năng
Bảng màu sơn sắt công nghiệp
Bảng màu sơn sắt công nghiệp

Cách thi công sơn sắt thép chuẩn nhất

Khi thực hiện sơn sắt, thép, kim loại bạn cần tuân thủ theo trình tự chính xác, từ chuẩn bị bề mặt đến quá trình thi công và kiểm tra cuối cùng. Quy trình thi công sơn sắt, thép như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

  • Công trình nhỏ: Loại bỏ bụi bẩn và gỉ sắt bằng giấy nhám hoặc chổi cọ sắt. Đảm bảo bề mặt sạch sẽ và khô.
  • Công trình lớn: Sử dụng máy phun cát hoặc máy phun bi để đảm bảo hiệu suất và tuân thủ kỹ thuật.

Bước 2: Dụng cụ sơn

  • Công trình nhỏ: Sử dụng chổi quét sơn hoặc rulo cọ lăn.
  • Công trình lớn: Sử dụng máy phun sơn để tối ưu hóa thời gian và tạo bề mặt mịn nhất.

Bước 3: Phủ lớp chống gỉ sơn epoxy cho sắt thép

  • Trước khi áp dụng lớp sơn màu cuối cùng, phải phủ một lớp sơn lót epoxy với độ dày khoảng 40 – 50 micromet để chống gỉ.
  • Đợi sơn khô từ 4 – 6 giờ ở điều kiện 30 độ C trước khi tiếp tục bước tiếp theo.

Bước 4: Phủ sơn hoàn thiện

  • Pha sơn đúng tỷ lệ quy định, thường đi kèm với tỷ lệ dung môi khoảng 10% thể tích.
  • Sử dụng sơn ngay sau khi pha để tránh tình trạng sơn chết và kết dính lại.
  • Phun lớp sơn đầu tiên, đợi khô từ 4 – 5 giờ, sau đó tiếp tục với lớp thứ hai với độ dày khoảng 30-40 micromet cho mỗi lớp.
  • Để sơn khô từ 16 – 24 giờ trước khi đưa ra ngoài trời.

Bước 5: Nghiệm thu

  • Sản phẩm hoàn thiện phải có màu sắc đồng đều, bề mặt phẳng và sáng bóng. Không có tình trạng sơn khô cạo, và không có vết nứt hay hiện tượng kết dính lại.

Trên đây là tổng hợp bảng màu sơn sắt, thép và cách thi công sơn sắt chuẩn nhất. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.