Bọc composite là gì? Ưu, nhược điểm và công dụng của bọc composite

Hiện nay, việc bọc composite bằng sợi thủy tinh đã trở thành một phương pháp chống thấm hiệu quả, được nhiều khách hàng tin tưởng, an tâm sử dụng. Loại vật liệu này không bị ảnh hưởng bởi hóa chất, thời gian. Cùng điểm qua ưu, nhược điểm và công dụng của chúng.

Đôi nét về bọc composite

Đôi nét về bọc composite
Đôi nét về bọc composite

Bọc composite còn có cái tên khác là bọc FRP – Fiberglass Reinforced Plastic. Vật liệu này được làm ra một cách nhân tạo dựa trên sự kết hợp 2 pha chất lại với nhau. 

Composite được tạo thành do sự kết hợp của pha liên tục nhựa rắn và pha thùy tinh phân tán. Kết quả là tạo ra một vật liệu có độ chống thấm, chịu lực cực kỳ cao.

Người ta thường bọc composite lên các bề mặt như: Inox, sắt, thép,… để tăng khả năng chống thấm, tránh để vật liệu bị ăn mòn, đồng thời tăng thêm độ bền cho sản phẩm.

Người ta bọc composite bằng cách để lớp thủy tinh đã ngâm trong nhựa composite lên bề mặt vật liệu cần phủ. Vật liệu này có nhiều màu sắc để khách hàng chọn lựa cho phù hợp với không gian, mục đích sử dụng và độ thẩm mỹ.

Ưu, nhược điểm của bọc composite

Ưu, nhược điểm của bọc composite
Ưu, nhược điểm của bọc composite

Việc bọc composite có những ưu, nhược điểm như sau: 

Ưu điểm của bọc composite

Ưu điểm của bọc composite đó là: 

  • Tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Thợ có thể tùy ý cắt, uốn, gọt theo ý kiến của khách hàng với vô số màu sắc để bạn chọn lựa.
  • Bọc composite có khả năng chống lại tốt những hóa chất, kể cả hợp chất axit hay bazo. Do đó, nếu bạn thường xuyên làm việc trong điều kiện ăn mòn, hãy chọn hình thức phủ vật liệu này.
  • Composite là vật liệu có tính kháng oxi hóa cao, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết hay tia UV. Từ đó tăng thêm tuổi thọ cho sản phẩm của khách hàng.
  • Composite rất nhẹ, dễ dàng khuôn vác để di chuyển tới nơi khác. 
  • Bọc composite có thể cách điện cho vật liệu của khách hàng, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
  • Chi phí không cao, tuổi thọ cùng thời gian sử dụng dài.
  • Ngăn chặn nước thấm vào bên trong công trình, bảo vệ kết cấu tương tự chống thấm nhà, chống thấm sân thượng bằng sơn epoxy.

Nhược điểm của bọc composite

Nhược điểm của việc bọc composite là: 

  • Khó tái chế lại composite khi khách hàng không sử dụng.
  • Tuy có độ bền cao nhưng độ cứng của composite lại yếu hơn so với những vật liệu khác

Công dụng của bọc composite

Công dụng của bọc composite
Công dụng của bọc composite

Việc bọc composite có công dụng chính là bảo vệ vật liệu tránh bị ăn mòn, ảnh hưởng bởi thời tiết qua những năm tháng sử dụng. Đồng thời, chúng cũng tăng tính chống dò gỉ.

Bọc composite, vật liệu có khả năng chống an mòn dù trong môi trường axit hay bazo, điều mà những loại khác không làm được. Các đồ vật thường được phủ là: Bồn chứa NaOH, bồn chứ HCL, bồn ci mạ,…

Ngoài ra, việc bọc composite còn có nhiều công dụng khác như: thi công chống thấm bể bơi, chống dột nhà, chống dột sàn, chống ăn mòn bể kim loại, chống ăn mòn bể xi măng,…

Quy trình bọc composite chuẩn chỉ

Quy trình bọc composite
Quy trình bọc composite

Bọc composite đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ thuật cao để đảm bảo hiệu quả lâu dài, đặc biệt là trong thi công chống thấm:

Chuẩn bị bề mặt để thi công

Đầu tiên, thợ sẽ xác định bề mặt cần bọc composite rồi chuẩn bị đầy đủ các đồ nghề cần thiết khi thực hiện như: Kính bảo hộ, găng tay, mũ bảo hiểm,…

Kiểm tra, vệ sinh bề mặt thi công bọc composite

Thợ sẽ kiểm tra, tiến hành vệ sinh bề mặt thị công bọc composite sao cho bảo đảo độ sạch sẽ: Lau bụi bẩn, dầu mỡ, gỡ các chất bám dính, đảm bảo phẳng,… Bước này giúp nâng cao hiệu quả, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.

Tiến hành lớp lót

Tiếp đến, thợ sẽ tiến hành trộn lớp lót theo tỷ lệ đã xác định từ trước lên xung quanh bề mặt cần bọc composite làm tăng khả năng bám dính cho vật liệu sợi thủy tinh. Việc lót sẽ diễn ra nhiều lớp, khi lớp trước khô thì phủ lớp kế tiếp.

Thi công sợi thủy tinh

Thi công sợi thủy tinh
Thi công sợi thủy tinh

Tiếp theo, những người thợ sẽ cắt sợi thủy tinh theo hình dạng, kích thước của bề mặt, vật liệu định bọc composite theo tỷ lệ, độ kết dính được quy định, tính toán từ trước. Sau đó, họ sẽ lăn nhựa để đảm bảo không xuất hiện chỗ lồi, chỗ lõm.

Tiếp tục thi công sợi thủy tinh

Thợ sẽ tiếp tục thi công sợi thủy tinh tới khi nào đủ số lớp cần thiết, quy định thì chuyển sang bước kế tiếp trong quy trình bọc composite.

Xem xét lại bề mặt

Sau khi phủ sợi thủy tinh xong, những người thợ sẽ tiến hành kiểm tra lại bề mặt, vật liệu xem có chỗ nào không đều, lồi lõm hoặc nứt vỡ hay không để khắc phục.

Bọc composite lần cuối

Tiếp đó, những người thợ sẽ sơn, bọc composite theo màu sắc khách hàng yêu cầu trước đó để đảm bảo độ đẹp mắt, tính thẩm mỹ.

Hoàn tất và đưa công trình, vật liệu vào sử dụng

Cuối cùng, những người thợ sẽ kiểm tra vật liệu, bề mặt composite lần cuối, sau đó dọn dẹp lại cho khách hàng sao cho sạch sẽ. Khi này, việc bọc composite đã xong, có thể đưa vào sử dụng đã sẵn sàng.

Đọc tới đây, bạn đã nắm được bọc composite là gì, ưu nhược điểm cùng công dụng của loại vật liệu này chưa nào. Để tăng sự chống thấm, bảo vệ bề mặt khỏi ăn mòn, khách hàng hãy phủ chúng ngay nhé.