Sơn epoxy ngoài trời đang ngày càng trở thành lựa chọn hàng đầu cho các công trình yêu cầu độ bền cao, khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt và tính thẩm mỹ vượt trội. Với đặc tính ưu việt, loại sơn này không chỉ bảo vệ bề mặt mà còn nâng tầm giá trị cho các công trình như sân thể thao, nhà xưởng, bãi đỗ xe, hay sân vườn. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về sơn epoxy ngoài trời, từ đặc điểm, lợi ích, ứng dụng, đến quy trình thi công và các lưu ý quan trọng để giúp bạn tối ưu hóa hiệu quả sử dụng.
Table of Contents
Sơn epoxy ngoài trời là gì?
Sơn epoxy ngoài trời là một loại sơn công nghiệp được chế tạo từ nhựa epoxy kết hợp với chất đóng rắn (hardaner) và các chất phụ gia chuyên dụng, được thiết kế để chịu được các điều kiện môi trường khắc nghiệt như nắng, mưa, độ ẩm cao, tia UV. Khác với sơn epoxy thông thường (chủ yếu là được dùng trong nhà) sơn epoxy ngoài trời có khả năng chống chịu phai màu, chống ăn mòn, và duy trì độ bền dài dưới tác động của thời tiết.

Tính năng kỹ thuật của sơn Epoxy ngoài trời
Được trang bị lớp màng sơn PU-2K với những tính năng cơ lý cao bao gồm: độ bám dính cao, đanh cứng, chống chịu mài mòn tố. Ngoài ra, còn chống nước, khả năng chịu hóa chất cao, màu bền với thời gian. Chống chịu tốt với điều kiện ánh sáng ngoài trời hay tia cực tím. Hay những nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
Sơn pu-2K thường bao gồm 2 thành phần chính. Đó là 1 bộ có trọng lượng 20kg bao gồm sơn gốc S. EP-F1 ( gốc) với trọng lượng 16kg và chất đông cứng CDR-EP-F với trọng lượng là 4Kg.
Trước khi sử dụng chúng ta chỉ cần trộn sơn và chất đông cứng.
Vai trò của sơn Epoxy ngoài trời

Sơn Epoxy thường được ứng dụng để sơn sàn tenis và các sân chơi thể thao. Đối với quá trình thi công thì dòng sơn này không có gì khác. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây đó chính là chất lượng. Sơn này khác hơn hẳn so với những loại sơn thông thường. Nhờ tính thẩm mỹ cao nó thường được ứng dụng để phủ lên bề mặt các vật liệu làm bằng gỗ hoặc kim loại.
Ngoài ra sơn Epoxy thường được dùng trong các công trình có kết cấu sắt thép. Ví dụ như cầu đường, xe cộ nhà máy hay những công trình có bề mặt kim loại. Ngoài ra bề mặt công trình không bị ngả màu hay chịu tác động của môi trường khắc nghiệt. Nhờ dòng sơn này được trang bị thành phần PU tráng men.
Đây là một thành phần quan trọng của dòng sơn Epoxy ngoài trời với tác dụng làm tăng khả năng chịu tác động từ thời tiết khắc nghiệt. Bên cạnh đó PU còn giúp sơn dễ dàng bám dính hơn. Đảm bảo vệ sinh, đồng thời tiết kiệm thời gian thi công.
Bên cạnh nó còn tạo độ bóng cho sản phẩm và rất thân thiện với môi trường cũng như người sử dụng. Như vậy quý khách có thể thấy được đầy đủ những tính năng mà dòng sơn Epoxy đem lại.
>>> Xem thêm: Cách thi công chống thấm mái với độ bền trên 20 năm
Sơn Epoxy ngoài trời thích hợp với loại sàn nào?

Sử dụng dòng sơn Epoxy ngoài trời với những công trình thi công ngoài trời là một giải pháp phổ biến được hầu hết mọi người lựa chọn hiện nay nhờ những hiệu quả vượt trội mà dòng sơn này đem lại từ tính thẩm mỹ đến những công năng của nó.
Như chúng ta được biết, sàn gỗ và sàn bê tông là hai loại sàn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Để dòng sơn Epoxy đem lại hiệu quả cao nhất thì bạn cần lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Sơn Epoxy ngoài trời cho sàn gỗ
Nhờ đảm bảo được độ bền chắc theo yêu cầu mà việc sử dụng sơn Epoxy ngoài trời đối với sàn gỗ được rất nhiều người áp dụng. Giải pháp này không chỉ bảo vệ lớp gỗ bên trong mà còn tạo nên tính thẩm mỹ cao, đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng.
Sơn Epoxy cho sàn bê tông
Việc sử dụng sơn Epoxy cho sàn bê tông vừa tạo ra lớp bảo vệ bên ngoài vừa có tính thẩm mỹ mà vẫn phù hợp với những yêu cầu của khách hàng. Sử dụng sơn Epoxy có khả năng chịu trọng tải hoặc sơn epoxy tự san phẳng là giải pháp hữu hiệu đối với những loại sàn bê tông thường xuyên có các loại xe tải, xe nâng chạy qua mà phương pháp dùng gạch thông thường không thể đáp ứng được.
Bên cạnh những tính năng trên thì sơn Epoxy còn có tác dụng chịu được thời tiết khắc nghiệt nhất, quý khách có thể dễ vệ sinh mà không làm phai đi màu của sơn, luôn bền đẹp với thời gian.
Sự khác biệt giữa sơn Epoxy ngoài trời so với sơn trong nhà

Để có thể sử dụng được hai dòng sơn này vào đúng mục đích thì trước tiên bạn cần nắm rõ định nghĩa cũng như cách phân biệt hai dòng sơn này.
Sơn trong nhà cũng như tên gọi của nó, đây là dòng sơn được sử dụng để thi công trong nhà. Vì là dòng sơn trong nhà nên thành phần, cấu tạo cũng như công đoạn sản xuất của nó cũng hoàn toàn khác so với dòng sơn epoxy ngoài trời. Các loại sơn epoxy trong nhà thường sẽ có ít khả năng chống chịu với thời tiết hay chống rêu mốc hơn so với dòng sơn ngoài trời mà thay vào đó là yếu tố thẩm mỹ sẽ chiếm nhiều hơn.
Còn đối với dòng sơn ngoài trời thì nó được ví như một lớp áo bảo vệ với những khả năng chống chọi tác động xấu từ môi trường. Thông thường những dòng sơn này thường có khả năng chống chịu thời tiết, rêu mốc hay thậm chí là độ bền màu cao hơn so với dòng sơn bên trong. Tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc giá thành của nó cũng nhỉnh hơn một chút so với dòng sơn trong nhà.
Như vậy mỗi loại sơn khác nhau sẽ đem đến một trải nghiệm riêng biệt vì vậy bạn cần lựa chọn sơn đúng để sơn có thể phát huy tối đa công dụng của nó. Nếu không may bạn sử dụng sơn nội thất để sơn ra bên ngoài thì có thể xảy ra những hiện tượng sau:
Sơn sẽ dễ bị bay màu, oxi hóa, phấn hay rêu mốc,..
Không những vậy việc lựa chọn sai loại sơn còn ảnh hưởng đến chất lượng cũng như chi phí của công trình. Vì vậy hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra sự lựa chọn nhé!
Quy trình thi công sơn epoxy ngoài trời đạt chuẩn

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Làm sạch bề mặt bê tông hoặc các vật liệu nền bằng máy mài, máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, và tạp chất.
- Sửa chữa các vết nứt, lỗ hổng bằng epoxy hoặc chất trám chuyên dụng
- Đảm bảo bề mặt luôn khô ráo, không ẩm ướt trước khi thi công
Bước 2: Sơn lớp lót (primer)
- Sử dụng sơn lót epoxy để tăng độ bám dính giữa các bề mặt và lớp sơn phủ.
- Thi công lớp lót bằng cọ, con lăn, máy phun sơn đảm bảo phủ đều và mỏng.
Bước 3: Sơn lớp chính
- Trộn sơn epoxy với chất đóng rắn theo đúng tỉ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất
- Thi công 1- 2 lớp sơn phủ bằng con lăn hoặc máy phun, đảm bảo độ dày đồng đều
- Nếu cần có thể thêm lớp chống trơn trượt hoặc họa tiết trang trí.

Bước 4: Hoàn thiện và bảo dưỡng
- Để sơn khô hoàn toàn trong 24-48 giờ ( tùy thuộc vào điều kiện thời tiết)
- Kiểm tra bề mặt để đảm bảo không có lỗi như bong tróc, phồng rộp
- Sau 7 ngày bề mặt có thể chịu tải trong tối đa.
>>> Tham khảo: Cách thi công chống thấm sân thượng đúng kỹ thuật
Các lưu ý khi sử dụng sơn epoxy ngoài trời
Để đảm bảo hiệu quả lâu dài cho bền mặt sàn thì bạn cần lưu ý một số điểm như sau:
- Chọn loại sơn phù hợp: Tùy thuộc vào mục đích sử dụng như (sân thể thao, bãi đỗ xe, hay vườn…) hãy chọn dòng sơn epoxy có đặc tính tương ứng, như chông UV, chống trơn trượt, hoặc chịu hóa chất tốt.
- Kiểm tra điều kiện thời tiết: Tránh thi công khi trời mưa hoặc nhiệt độ quá thấp vì có thể ảnh hưởng đến sự bán dính của bề mặt.
- Bảo trì định kỳ: Mặc dù sơn epoxy ngoài trời rất bền, bạn nên vệ sinh bề mặt thường xuyên và kiểm tra định kỳ để phát hiện sớn các hư hỏng.
- Lựa chọn đơn vị thi công uy tín: Một độ ngỹ thi công chuyên nghiệp sẽ đảm bảo chất lượng bề mặt và tối ưu hóa hiệu quả của sơn epoxy
Trên đây là một số thông tin về sơn Epoxy ngoài trời và vai trò của nó trong công nghiệp. Hy vọng bài viết đã đem lại những thông tin hữu ích đến bạn. Trân Trọng!

Tôi là Nguyễn Thanh Sang giám đốc công ty Chí Hào Group là đơn vị chuyên thiết kế và thi công các công trình xây dựng với nhiều công ty con đảm nhiệm các lĩnh vực khác nhau như: thiết kế nội thất, thi công điện nước, lắp đặt camera, điện mạng, thi công công trình sân thể thao, cung cấp phân phối các sản phẩm sơn, vật liệu xây dựng…