Thi công nền móng nhà xưởng chất lượng

Bất kì công trình, kiến trúc nào để có thể xây dựng đến giai đoạn hoàn thiện và chắc chắn cũng đều cần phải có một nền móng chắc chắn, vững vàng và được thi công đúng với kể thuật. Nhằm để tạo nên một hệ thống nền móng chuẩn khoa học và đảm bảo được an toàn cho công trình thi công. Bài viết này Dailysonepoxy sẽ mang đến cho bạn những vấn đề quan trọng cần lưu ý khi tiến hành thi công nền mong nhà xưởng, hãy lưu lại ngay và luôn nhé.

Tầm quan trọng của nền móng

Tầm quan trọng của nền móng
Tầm quan trọng của nền móng

Hiện nay, ở bất kì công trình kiến trúc, xây dựng nào đều bắt đầu bằng bước xây dựng nền móng, vì đây chính là cơ sở vững chắc để có thể tiến hành đến các giai đoạn khác và hoàn thiện công trình. Vì vậy ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc xây dựng nền móng ở các công trình hiện nay

Một nhà xưởng hiện đại không chỉ đòi hỏi thiết bị tiên tiến mà còn cần một hệ thống thi công hạ tầng nhà xưởng chuyên nghiệp. Điều này đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục, hiệu quả và an toàn.

Thi công nền móng được coi là một trong những yếu tố quan trọng trong suốt quá trình thiết kế và tiến hành xây dựng nhà các công trình kiến trúc nói chung và nhà xưởng nói riêng. Để có một nhà xưởng đẹp và vững chắc thì cần phải có một nền móng chắc chắn, đảm bảo. Yếu tố an toàn là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi ta tiến hành xây dựng bất kì công trình nào dù lớn hay nhỏ. Dù là các công trình có quy mô lớn mang tính thương mại, hay các nhà ở dân sinh, công trình công cộng cũng đều phải đưa yếu tố an toàn làm tiên quyết

Những thông tin cơ bản về nền móng

Khái niệm nền móng có thể hiểu: Nền móng là tổng hợp của hai yếu tố quan trọng là nền và móng. Đây là hai yếu tố vô cùng quan trọng vì chúng có công dụng chống đỡ, chịu lực cho toàn bộ hệ thống công trình xây dựng. Đối với một công trình, nếu muốn có một sự kiên cố, chắc chắn, đối với các công trình lớn, nhiều tầng thì càng phải có một nền móng thật chắc chắn, kiên cố và an toàn, vững chắc.

Nền móng là phần tiếp xúc trực tiếp với đất, chịu toàn bộ tải trọng của công trình và truyền tải trọng đó xuống lớp đất nền. Để đảm bảo sự ổn định của công trình, cường độ chịu nén của bê tông móng phải được tính toán kỹ lưỡng dựa trên tải trọng công trình và đặc tính của đất nền.

Ngoài ra, nền móng còn có thể được gọi là nền đất, là nơi chịu hầu hết tải trọng của công trình. Thông thường nền móng sẽ được chôn sâu kĩ dưới lòng đất.

Các khái niệm cơ bản về nền móng

Các khái niệm cơ bản về nền móng
Các khái niệm cơ bản về nền móng

Như những thông tin mà Dailysonepoxy đã đề cập ở phần trên, nền móng là hai bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận sẽ có một khái niệm riêng biệt và có công dụng khác nhau.

  • Nền: nền là chiều dày của một lớp đất hay đá nằm sâu dưới đáy của móng. Lớp nền này có vai trò vô cùng quan trọng đó chính là tiếp thu tải trọng do móng truyền xuống. Từ đó lớp nền có vai trò phân tán tải trọng, lực tác động đó ra xung quanh, phía bên trong nền.
  • Móng: móng là bộ phận có kết cấu nằm phía dưới công trình. Móng có thiết kế, tác dụng được liên kết với cột, các mảng tường đảm nhiệm việc chịu lực… Phần móng có nhiệm vụ sẽ tiếp thu các tải trọng từ công trình và truyền, phân tán các phần tải trọng xuống nền.
  • Phần mặt tiếp xúc giữa phần đáy móng và phần nền bắt buộc phải được xây dựng phẳng và nằm theo chiều ngang (bảo đảm không có độ dóc). Phần này được gọi là đáy móng.
  • Nói chung, về cơ bản, nền móng công trình hay nền móng nhà xưởng có quy trình, thiết kế tương tự nhau. Tuy nhiên về phần cấu tạo bên trong, độ dày và loại móng sẽ khác nhau tuỳ vào tính chất của công trình. Việc lựa chọn loại nền móng nào còn phải phụ thuộc vào yếu tố trọng tải, số tầng cùng loại đất, địa hình xây dựng công trình.

Kết cấu nền móng nhà xưởng

Ba bộ phận không thể thiếu, kết hợp tạo thành một nền móng là bản móng, giằng móng và cổ móng.

  • Bản móng: Còn gọi là đài móng, thường mang dáng hình chữ nhật. Bản móng được xây dựng với một độ nghiêng nhất định và đã được tính toán hợp lý sao cho phù hợp với công trình. Đồng thời, để móng được cứng chắc hơn, bố trí thêm các gờ trên bản móng là một biện pháp hữu hiệu.
  • Giằng móng: Có nhiều tên gọi khác như là đá kiềng hay dầm móng. Bộ phận này có chất năng nối các móng lại với nhau nhằm để nâng cao độ vững trãi cho nền móng. Và khi phải chịu tải trọng lớn, lực ép cũng được phân bổ rộng cho toàn bề mặt móng và tránh làm công trình bị biến dạng.
  • Cổ móng: Là phần trung gian truyền tải trọng từ nền nhà xuống nền móng. Tuy nhiên, bên dưới nền cũng là nơi lắp đặt ống cấp thoát nước, hầm xí,… Để không ảnh hưởng đến các hệ thống đó, cổ móng cần có độ cao thích hợp và tạo độ sâu chôn nền móng.

Phân loại nền

Hiện nay nền thường được chia thành 2 loại nền chính đó chính là nền thiên nhiên và nền nhân tạo

  • Nền thiên nhiên: Nền thiên nhiên có thể hiểu đơn giản là nền đất với kết cấu tự nhiên, thường nằm sát ngay bên dưới móng. Nền có nhiệm vụ sẽ chịu đựng trưc tiếp các tải trọng của công trình phía trên do móng truyền sang. Ưu điểm của nền thiên nhiên là trong quá trình xây dựng không cần phải dùng các biện pháp kĩ thuật để cái thiện các tính chất xây dựng của nền.
  • Nền nhân tạo: Khi các phần đất yếu, các lớp đất dưới phần móng không thể chịu được các lực tác động với kết cấu tự nhiên. Cần phải áp dụng các biện pháp dựng nền nhân tạo để nâng cao được khả năng chịu lực của phần nền. Ví dụ như đệm vào các vật liệu rời, gia tải kết hợp với các biện pháp tăng tốc độ thoát nước…

Phân loại móng nhà xưởng

Hiện nay có rất nhiều loại móng đa dạng với các kết cấu khác nhau, thông thường phần móng sẽ có kết cấu phức tạp hơn so với nền. Vì quá trình tiến hành thi công móng sẽ phải trải qua nhiều bước. Và tuỳ vào kết cấu xây dựng của mỗi công trình như số tầng, loại đất xây dựng để có thể lựa chọn loại móng phù hợp

  • Dựa trên các loại vật liệu làm móng: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nền móng như:
  • Móng gạch
  • Móng được làm bằng đá hộc
  • Móng gỗ
  • Móng bê tông cốt thép….
  • Phân loại theo độ cứng: phân loại theo độ cứng sẽ có móng cứng và móng mềm
  • Phân loại theo cấu tạo sẽ gồm có:
  • Móng nông
  • Móng sâu
  • Móng băng
  • Móng bè
  • Móng cọc……

Chọn loại nền móng phù hợp với kết cấu nhà xưởng và địa chất của khu vực

Chọn loại nền móng phù hợp với kết cấu nhà xưởng và địa chất của khu vực
Chọn loại nền móng phù hợp với kết cấu nhà xưởng và địa chất của khu vực

Trong xây dựng, có bốn loại móng phổ biến được nhiều kỹ sư lựa chọn là:

  • Móng đơn: Được chia thành bốn kiểu là móng độc lập, móng trụ, móng cột và đế cột. Móng đơn thường được sử dụng cho cột nhà dân dụng, nhà công nghiệp, mố trụ cầu nhỏ, dưới trụ đỡ dầm tường, móng mố trụ cầu, móng trụ điện và tháp ăng ten,… Khi gặp những trường hợp chịu tải trọng lớn cần mở rộng đáy móng ta phải đồng thời tăng chiều dài móng và chiều sâu chôn móng. Đây là nhược điểm của móng đơn. Do đó, móng đơn chỉ nên dùng trong trường hợp đất nền có sức chịu tải tốt và tải trọng ngoài không lớn lắm.
  • Móng băng: Móng băng là loại móng chạy dọc theo suốt bên dưới các tường chịu lực hoặc tạo thành các dải dài dưới chân hệ thống cột chịu lực. Móng băng gồm móng băng một phương, móng băng hai phương, có thể là móng cứng, móng mềm hay móng kết hợp.
  • Móng bè: Móng bè còn được gọi là móng toàn diện. Móng bè thuộc loại móng nông, được trải rộng lên khắp bề mặt nền đất và các cột móng có thể theo dạng dải, ca rô hay đơn lẻ. Với ưu điểm của móng bè là phân bố đồng đều tải trọng của các công trình lên nền đất, giúp giải tỏa tải trọng và tránh hiện tượng lún không đồng đều. Móng bè bao gồm móng bè phẳng, bè nấm, bè có gân, bè dạng hộp.
  • Móng cọc: Có hai loại chính là móng cọc đài thấp và cao. Đối với công trình xây dựng như nhà kho, nhà xưởng, móng đơn và móng băng là hai kết cấu được sử dụng rộng rãi.

Yêu cầu kỹ thuật chung đối với các loại nền móng

Tùy theo số liệu khảo sát địa chất, hiện trạng khu đất, lựa chọn loại móng cho phù hợp để đảm bảo độ bền vững, tránh gây ảnh hưởng cho các công trình lân cận. Yêu cầu kỹ thuật chung đối với phần nền móng gồm:

  • Móng phải đảm bảo kiên cố: Thiết kế móng phải có kích thước phù hợp với yêu cầu về chịu lực.
  • Móng phải ổn định: Sau khi thi công, móng phải lún đều trong phạm vi cho phép, từ 8 – 10cm móng không gãy, trượt hoặc nứt.
  • Móng phải bền lâu: Móng phải bền vững trong suốt thời gian sử dụng. Lớp bảo vệ móng, độ sâu của móng và vật liệu làm móng phải có khả năng chống lại tác động của các loại nước ngầm, nước mặn và các tác hại khác.
  • Đảm bảo yêu cầu kinh tế: Thông thường giá thành móng chiếm khoảng 8 – 10% giá thành công trình. Nếu có tầng hầm chiếm 12 – 15% giá thành. Do đó phải chọn hình thức và vật liệu làm móng phù hợp với điều kiện làm việc và đảm bảo các yêu cầu trên, tránh lãng phí. Ngoài việc đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, khi lựa chọn phương án thi công, bạn cũng nên tham khảo bảng giá thi công ép cọc bê tông nhà xưởng để có sự lựa chọn phù hợp với ngân sách của mình.

Các bước xây dựng nền móng nhà xưởng theo quy chuẩn

Các bước xây dựng nền móng nhà xưởng
Các bước xây dựng nền móng nhà xưởng

Để có một hệ thống nhà xưởng chắc chắn, an toàn và kiên cố. Cần phải tuân thủ theo những quy tắc, quy chuẩn nhất định, lần lượt theo các bước sau:

  • Thứ nhất: tiến hành khảo sát phần địa chất của nền móng
  • Bước khởi đầu có thể xem là bước rất cơ bản. Nhưng lại là một trong những bước vô cùng quan trọng để đảm bảo tốt chất lượng công trình. Dựa vào chất lượng của phần địa chất, nền móng chịu một ảnh hưởng không nhỏ. Đấy chính là chất lượng của phần đất nền. Ở mỗi khu vực sẽ có nhiều loại đất khác nhau như đất bùn, đất bằng, đất thịt, đất đá. Việc tiến hành khảo sát địa hình sẽ giúp ta tính toán và lựa chọn hình thức nền móng chuẩn xác.
  • Thứ hai: tiến hành thiết kế nền móng:
  • Nếu sử dụng kết cấu tường trong đất, thì đây chính là một trong những kết cấu được xem là vĩnh cửu vì nó vô cùng kiên cố. Tường trong đất là kết cấu bê tông cốt thép. Tính chất của phần tường này vô cùng kiên cố, thông thường sẽ có độ dày từ 60cm-1,5m tuỳ vào độ sâu và các yêu cầu cụ thể từ doanh nghiệp.
  • Thi công xây dựng nền móng
  • Đối với một công trình, đến giai đoạn hoàn thành, chất lượng có thật sự tốt và hoàn thiện hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khâu xây dựng nền móng. Khi tiến hành xây dựng, tiêu chí chắc chắn và đảm bảo an toàn là tiên quyết, đội ngũ xây dựng phải tuân thủ đúng với kỹ thuật xây dựng cho từng bước. Ngoài ra cần đề ra các kế hoạch, phương án thi công khoa học, hợp lí và cụ thể.
  • Khi xây dựng nền móng, một nền móng tốt còn cần phải phụ thuộc vào tính chất của đất nơi địa hình xây dựng. Đối với nhà xưởng thì phần móng sẽ đơn giản hơn so với nhà cao tầng.
  • Trong quá trình thi công, đội ngũ xây dựng cần phải tuân thủ đúng theo bản vẽ kĩ thuật đã đề ra, tính toán chính xác và rõ ràng các yếu tố về sự an toàn, chắc chắn của công trình. Nếu một nền móng không được tiến hành xây dựng đúng quy chuẩn kỹ thuật sẽ gây rất nhiều vấn đề nghiêm trọng đến công trình. Gây sụt lún, nguy hiêm đến tính mạng của người sử dụng.

Phương pháp gia cố nền móng nhà xưởng

Phương pháp gia cố nền móng nhà xưởng
Phương pháp gia cố nền móng nhà xưởng

Trong quá trình sử dụng lâu dài, việc nền móng có những phần xuống cấp là vấn đề dễ gặp. vì vậy cần phải có những biên pháp sữa chữa, khắc phục cải thiện những phần xuống cấp của công trình. Việc gia cố nền móng nhà xưởng rất quan trọng nhằm tăng cường kết cấu nền móng. Cải thiện hoặc tăng khả năng chịu lực.

Hiện nay có 6 biện pháp gia cố nền móng phổ biến:

  • Gia cố nền móng bằng cách thi công đổ bê tông nhà xưởng hay còn gọi là phương pháp đào hố.
  • Gia cố nền móng bằng biện pháp dầm gánh.
  • Gia cố nền móng bằng dầm và phần móng trụ.
  • Gia cố nền móng bằng các cọc có kích thước nhỏ.
  • Gia cố nền móng bằng cọc.
  • Gia cố nền móng bằng việc gia tải trước.

Đặc điểm chung của 6 biện pháp gia cố nền móng trên là có khả năng mở rộng kết cấu móng theo chiều dài hay rộng. Giúp cải thiện và phân bố tải trọng lên một phần diện tích lớn hơn.

Những lưu ý cần tránh khi thi công nền móng nhà xưởng

Những lưu ý cần tránh khi thi công nền móng nhà xưởng
Những lưu ý cần tránh khi thi công nền móng nhà xưởng
  • Khảo sát địa chất không kỹ: Trong quá trình khảo sát địa chất để thi công nền móng, nên tránh những nơi có mực nước quá cao dễ gây nên ẩm thấp và hư hại cho nền móng. Những mạch nước ngầm ở dưới đáy càng nằm thấp so với nền móng càng tốt, tối thiểu là 0,5m để tránh ẩm cho nền và bảo đảm bền vững cho công trình khi đi vào sử dụng.
  • Thiết kế nền móng không phù hợp: Khi thiết kế bản vẽ nền móng, cần nghiên cứu kỹ và áp dụng đúng biện pháp để tránh trình trạng sửa đổi bản thiết kế khi đang tiến hành thi công.
  • Thi công không đảm bảo chất lượng: Đây là yêu cầu quan trọng mà bạn phải chọn lựa một nhà thầu uy tín, có kinh nghiệm. Bởi việc thi công nền móng không bảo đảm chất lượng sẽ gây nhiều hậu quả về sau như nứt, sụt lún, thấm sàn,…
  • Lơ là trong giám sát thi công: Phần móng nhà xưởng chiếm đến 40% giá trị công trình. Do đó, nếu lơ là trong khâu giám sát sẽ dẫn đến các hậu quả khó lường. Nhà thầu luôn phải kiểm tra, đôn đốc quá trình thi công một cách cẩn thận, sát cao.
  • Chất lượng nguyên vật liệu không đảm bảo: Nguyên vật liệu cần được chọn lựa có chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn và giá thành phù hợp. Đặc biệt cần chọn được nhà thầu cung cấp uy tín và kiểm tra kỹ hàng hóa khi giao nhận.

Lí do bạn nên chọn Dailysonepoxy là đơn vị thi công nền móng nhà xưởng đáng tin cậy

Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công nền móng nhà xưởng, cùng dịch vụ thi công xây dựng nền móng nhà xưởng trọn gói, đảm bảo các quy trình chuẩn, đúng kĩ thuật, đảm bảo đưa tiêu chí an toàn lên hàng đầu.

Dailysonepoxy còn có cho mình đội ngũ nhân viên và hệ thống nhà máy chuyên nghiệp, tân tiến

1.Đội ngũ kiến trúc, xây dựng có trình đô cao

  • Đội ngũ kĩ sư có kinh nghiệm cao trong việc thi công nền móng nhà xưởng, với mức độ hoàn thiện tốt nhất, cùng trình độ chuyên môn cao.

2. Đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, chuyên nghiệp, quan tâm ý kiến khách hàng

  • Đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, năng động, tận tâm. Luôn sẵn sàng tư vấn những vấn đề cần thiết đến khách hàng

3. Đảm bảo hỗ trợ tốt các vấn đề quan trọng

  • Dailysonepoxy đảm bảo sẵn sàng hỗ trợ các vấn đề liên quan đến công trình, dịch vụ thi nền móng nhà xưởng trọn gói, đặt sự hài lòng khách hàng lên hàng đầu

4. Hệ thống xưởng, nhà máy hiện đại tân tiến

  • Với hệ thống nhà máy tân tiến, cung cấp các vật liệu cần thiết đến khách hàng.

Nếu bạn đang có kế hoạch thi công nền móng nhà xưởng, bạn đang muốn có một nền móng chắc chắn, an toàn, với các quy trình xây dựng khoa học, đúng tiêu chuẩn kĩ thuật cùng dịch vụ trọn gói đảm bảo. Thì hãy đến ngay với Dailysonepoxy nhé! Ngoài dịch vụ thi công nền móng nhà xưởng, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ thi công cắt ron nền bê tông nhà xưởng giá rẻ, đảm bảo độ bền và thẩm mỹ cho công trình của bạn.

Chúng tôi có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực cùng hệ thống nhà xưởng cung cấp đầy đủ vật tư, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp nhiệt tình cùng dàn kĩ sư có trình độ chuyên môn cao, đảm bảo kĩ thuật xây dựng an toàn tuyệt đối. Chúng tôi tự tin sẽ khiến bạn hài lòng.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 606/76/4, Quốc lộ 13, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, TP.HCM
  • Số điện thoại: 028 626 757 76
  • Hotline: 0818 21 22 26
  • Fax: 028 626 757 28
  • Email: chihaogroup@gmail.com