Bảng giá thi công sơn vạch kẻ đường nhiệt dẻo, phản quang

Chắc hẳn mỗi người chúng ta đều từng thấy các vạch sơn kẻ trên đường không ít lần. Vậy quy trình và báo giá thi công sơn vạch kẻ đường nhiệt dẻo phản quang thế nào? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn thông tin chi tiết nhất.

Thành phần cấu tạo của sơn kẻ vạch nhiệt dẻo phản quang

Sơn vạch kẻ đường
Sơn vạch kẻ đường

Sơn nhiệt dẻo phản quang được tạo thành từ bột nguyên sinh anphatic hydrocarbon dẻo hoá, dầu khoáng, bột màu chịu nhiệt và hạt bi thuỷ tinh phản quang. Các thành phần này được kết hợp với các phụ gia và chất độn calcided trắng. Tỷ lệ hạt bi thuỷ tinh phản quang chiếm ít nhất 20% trong cấu tạo.

Sơn được nấu chảy ở nhiệt độ 200 ± 100 độ C trong thiết bị chuyên dụng để đảm bảo khả năng phản quang tốt và tính ổn định khi sử dụng.

Chất tạo màng là thành phần chính của sơn, được tổng hợp từ nhựa hydrocarbon biến tính bằng nhựa polyester. Từ đó tạo ra một hợp chất nhiệt dẻo có độ bám dính và tính năng cơ lý cao, giúp liên kết hoàn hảo với mặt đường bê tông và asphalt khi thi công nóng.

Ứng dụng của sơn vạch kẻ đường nhiệt dẻo, phản quang

Sơn nhiệt dẻo, phản quang được sử dụng làm kẻ vạch đường trên nhiều loại bề mặt khác nhau như đường nhựa asphalt, bê mặt bê tông, và epoxy, đó là:

  • Đường bộ: vạch kẻ đường nằm ngang hoặc đứng
  • Tầng hầm: vạch kẻ chỉ hướng đi
  • Gara ô tô: vạch phân chia khu vực để xe
  • Nền nhà xưởng: Sơn kẻ vạch nhà xưởng phân chia khu làm việc và các lối đi của công nhân
  • Bãi đỗ xe: phân chia các khu vực để xe

Ưu điểm của việc thi công sơn nhiệt dẻo phản quang

Sau đây là những ưu điểm của việc thi công loại sơn này:

  • Phản quang và sáng bóng: Sơn nhiệt dẻo phản quang mang lại màu trắng cực kỳ sáng. Độ phản quang cao, tăng cường khả năng nhận biết ban đêm và cải thiện tính an toàn của khu vực giao thông.

  • Thời gian khô nhanh: Sơn nhanh khô, giảm thời gian giải phóng mặt đường sau khi thi công. Giúp giảm ảnh hưởng đến giao thông và hoạt động xung quanh.

  • Kiểm soát tốc độ giao thông: Độ bám dính cao và độ sáng của sơn nhiệt dẻo phản quang hỗ trợ hạn chế tốc độ của phương tiện, giảm nguy cơ xảy ra tai nạn.

  • Phân loại khu vực: Giúp phân chia khu vực sản xuất, lối đi lại, và các khu vực hàng hóa. Đảm bảo sự tổ chức hiệu quả trong môi trường làm việc và giao thông.

  • Dễ di chuyển: Vạch đường sơn nhiệt dẻo phản quang tối ưu hóa khoảng cách không gian. Giúp các phương tiện và người đi bộ di chuyển một cách thuận lợi.

  • Độ bền cao: Thi công sơn nhiệt dẻo phản quang tạo ra vạch đường có độ bền cao, chịu được sự lão hóa do thời tiết và ánh nắng mặt trời. Đảm bảo tính ổn định và bền vững trong mọi điều kiện khí hậu.

  • Chịu tải và mài mòn: Công trình sơn nhiệt dẻo phản quang chịu được lực tải lớn và mài mòn. Đặc biệt là trên các tuyến đường có lưu lượng giao thông cao như xa lộ cao tốc và khu đô thị đông dân cư.

Bảng báo giá thi công sơn vạch kẻ đường giao thông mới nhất

Giá thi công sơn vạch kẻ đường sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên giá thành sẽ không chênh lệch quá nhiều so với quy định. Dưới đây là mức gia thi công sơn kẻ đường giao thông mới nhất:

Thi công sơn kẻ vạch phân tuyến thường:

  • Vật liệu: 25.000 – 35.000 đồng/m2.
  • Nhân công: 15.000 – 39.000 đồng/m2.

Thi công vạch phân tuyến phản quang

  • Vật liệu: 79.000 – 190.000 đồng/m2.
  • Nhân công: 29.000 – 60.000 đồng/m2.
  • Máy: 39.000 – 70.000 đồng.

Lưu ý: giá trên chỉ mang tính chất THAM KHẢO. Quý khách có nhu cầu tìm hiểu báo giá chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0818 212 226 để được hỗ trợ.

Giá thi công sơn vạch kẻ đường dẻo nhiệt (sơn công nghệ nóng)

Loại sơn

ĐVT

Đơn giá/đồng

Sơn dẻo nhiệt Synthetic – Nhập Malaysia

M2

170.000

Sơn dẻo nhiệt phản quang Aspara – Nhập Malaysia

M2

170.000

Sơn dẻo nhiệt phản quang Joline – Joton Việt Nam

M2

165.000

Sơn phản quang Vmark – Việt Nam

M2

165.000

Sơn dẻo nhiệt Royal – Việt Nam

M2

150.000

Sơn phản quang DPI – Việt Nam

M2

168.000

Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất THAM KHẢO, không phải giá chính thức áp dụng cho mọi công trình.

>>> Xem thêm: Thông tin về sơn phản quang mới nhất

Bảng giá sơn vạch kẻ đường bằng sơn giao thông lạnh mới nhất

Loại sơn

ĐVT

Đơn giá/đồng

Sơn đường lạnh Nippon Roadline

5L

945.000

Sơn đường Joway gốc dầu

5kg

736.000

Sơn kẻ đường AC đại bàng

5kg

709.000

Sơn đường KOVA hệ nước

4kg

569.000

Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất THAM KHẢO, không phải giá chính thức áp dụng cho mọi công trình.

Giá thi công sơn vạch kẻ đường phụ thuộc vào yếu tố nào?

Mức giá thi công sơn kẻ đường sẽ có sự chênh lệch do phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Đơn vị thi công: mỗi đơn vị sẽ đưa ra mức giá khác nhau. Tuy có sự chênh lệch nhưng mức giá này sẽ không chênh quá nhiều so với mức giá quy định của Bộ Xây dựng.
  • Loại sơn: hiện nay có rất nhiều loại sơn vạch kẻ đường khác nhau được sử dụng. Tùy theo loại sơn sử dụng àm mức giá cũng có sự khác biệt.
  • Diện tích thi công: diện tích thi công càng lớn thì càng tốn nhiều vật liệu và công sức thi công nên giá thi công cũng cao lên và ngược lại.
  • Nhân công và thiết bị: hạng mục cần nhiều nhân công và trang thiết bị thì giá thành thi công cũng cao hơn.
  • Công tác xây lắp: độ dày sơn càng nhỏ thì chi phí sẽ càng thấp, độ hao sơn cũng ít hơn nên giá thi công sẽ giảm và ngược lại.

>>> Tham khảo: Sơn vạch kẻ đường Nippon và quy trình thi công chuẩn

Quy trình thi công sơn nhiệt dẻo phản quang chi tiết

Quy trình thi công sơn vạch kẻ đường giao thông
Quy trình thi công sơn vạch kẻ đường giao thông

Để đảm bảo tính thẩm mỹ, độ bền của sơn kẻ đường thì khi thi công cần phải tuân thủ quy trình sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Đặt biển báo và đèn tín hiệu ở hai đầu đoạn đường cần thi công.
  • Định vị tim, lề đường và cắt dây làm cự ly cho xe sơn.
  • Căng dây dẫn hướng cho máy rải sơn theo bản vẽ.
  • Loại bỏ tạp chất như bụi, dầu, và các hợp phần đóng rắn trên bề mặt đường.
  • Đối với bề mặt cũ, cần sơn lót trước khi thi công sơn nhiệt dẻo phản quang.

Bước 2: Thi công lớp sơn lót

Lăn sơn lót đều xuống mặt đường, đợi cho sơn khô trong khoảng 10-15 phút trước khi bắt đầu thi công sơn nhiệt.

Bước 3: Thi công sơn nhiệt dẻo phản quang

Nấu sơn:

Đưa sơn vào nồi nấu từ từ để tránh biến màu và phồng rộp.

Sơn dẻo nhiệt phản quang Synthetic được đóng gói trong bao bì 25Kg, áp dụng cho cả sơn Trắng và sơn Vàng. Định mức tiêu thụ sơn tùy thuộc vào loại bề mặt. Ví dụ, đối với bê tông, mức tiêu hao là 4-4,5Kg/m²/dày 2mm. Đối với nhựa Asphalt hạt trung, mức tiêu hao là 4,5-5,5Kg/m²/dày 2mm.

Kiểm soát nhiệt độ với độ chính xác, tránh quá nhiệt độ quy định. Sử dụng nhiệt kế để kiểm soát nhiệt độ với độ chính xác +50°C. Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết và nhiệt độ mặt đường, điều chỉnh nhiệt độ nấu sơn. Ví dụ, vào buổi sáng khi nhiệt độ mặt đường từ 30°C đến 40°C, nấu sơn từ 190°C đến 220°C. Trong buổi trưa vào mùa hè khi nhiệt độ mặt đường từ 60°C đến 70°C, nấu sơn từ 180°C đến 200°C.

Khi nhiệt độ trong nồi đạt khoảng 100°C, tiếp tục thêm các bao sơn khác cho đến khi nồi đầy. Sau đó dừng lại và chờ sơn đạt nhiệt độ thi công (từ 180°C đến 220°C).

Không đốt nóng quá mức quy định. Giảm lửa trước khi rót sơn vào xe.

Trải sơn:

  • Rót sơn từ nồi nấu vào xe thi công, duy trì nhiệt độ còn lại 170 độ C – 190 độ C.
  • Xe sơn vẫn duy trì nhiệt độ để giữ ổn định sơn.
  • Rải sơn xuống đường ở nhiệt độ 170 độ C – 180 độ C để đảm bảo độ bám chặt trên bề mặt asphalt.

Tạo độ phản quang bề mặt:

  • Nếu yêu cầu, rắc bi phản quang trên bề mặt vạch sơn ngay sau khi sơn được trải trên đường.
  • Lượng bi phản quang cần tuân theo yêu cầu thiết kế của từng công trình, thường là 350 ± 50g/m².
  • Đảm bảo vạch sơn nhiệt dẻo phản quang được thi công một cách chính xác, đồng đều. Đáp ứng các yêu cầu về độ bám dính, độ phản quang và tính thẩm mỹ.

Trên đây là các thông tin liên quan đến thi công sơn nhiệt dẻo phản quang và bảng báo giá chi tiết. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.

Đơn vị Thi Công Sơn Vạch Kẻ Đường Nhiệt Dẻo, Phản Quang của Dailysonepoxy tại:

Miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình

Miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng

Miền Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long