Sơn Epoxy có 3 loại chính: gốc dầu, gốc nước và không dung môi. Trong đó, loại sơn bền màu và sở hữu lớp phủ hoàn thiện đẹp nhất thì có lẽ là sơn Epoxy gốc nước. Vì sao loại sơn này lại được yêu thích hơn các loại sơn khác và cách thi công sơn Epoxy hệ nước như thế nào mới đạt chuẩn? Cùng dailysonepoxy.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Table of Contents
Thông tin về sơn Epoxy hệ nước
Khái niệm sơn epoxy gốc nước
Sơn Epoxy gốc nước là một loại sơn chứa 2 thành phần có gốc là epoxy có khả năng phân tán trong môi trường nước. Loại sơn này có thể dùng làm sơn lót hoặc làm sơn chống bụi cho các bề mặt xốp hoặc bê tông.
Sơn Epoxy hệ nước có những loại nào?
Epoxy hệ nước có 2 loại cơ bản, đó là:
- Sơn lót epoxy hệ nước
- Sơn phủ epoxy hệ nước
Sơn Epoxy hệ nước thường được sử dụng cho nền các xí nghiệp, nhà xưởng, bệnh viện, nhà máy sản xuất thực phẩm, điện,…
Những ưu điểm nổi bật của sơn epoxy hệ nước
Các ưu điểm của sơn sàn Epoxy hệ nước mang đến sự khác biệt và sự hài lòng cho khách hàng, đó là:
- Có khả năng kháng hóa chất, kháng nước, chống thấm, chống ăn mòn và chịu lực tốt.
- Không độc hại, không gây cháy nổ khi thi công vì dung môi sử dụng là nước.
- Bên màu, chịu được thời tiết khắc nghiệt và độ ẩm cao.
- Chứa hàm lượng chất hữu cơ bay hơi VOC độc hại cực thấp, dưới 50 miligam/lit (mức cho phép) (VOC là chất được tạo ra trong quá trình trộn sơn). Vì thế mà sơn epoxy hệ nước có thời gian sử dụng dài hơn các loại sơn hệ dầu.
Từ những ưu điểm này mà người ta thường thi công sơn nền epoxy hệ nước cho các phòng bệnh viện, phòng sạch trong nhà máy thực phẩm, dược phẩm…
Kỹ thuật thi công sơn Epoxy hệ nước đúng tiêu chuẩn
Chuẩn bị trước thi công
a. Bề mặt sàn
Trước khi thi công sơn sàn Epoxy hệ nước, bề mặt sàn cần được nghỉ sau khi làm mới khoảng 28 ngày rồi mới sơn, trong tất cả các điều kiện thường. Trước khi sơn, bề mặt cần được làm sạch, đánh bóng và làm phẳng. Đảm bảo bề mặt không có vết nứt, lỗ hổng hay bị gồ ghề ở bất kỳ điểm nào. Nếu có thì cần sửa chữa trước khi sơn để đảm bảo bề mặt đạt độ bóng yêu cầu.
Nếu thi công sơn Epoxy hệ nước cho mặt sàn thì cần vệ sinh sạch sẽ và để sàn khô ráo, không lẫn tạp chất, dầu mỡ rồi mới sơn.
b. Dụng cụ sơn
Chuẩn bị các dụng cụ phun sơn, súng phun thông thường. Đối với những khu vực diện tích nhỏ thì có thể sử dụng rulo hay cọ lăn sơn epoxy để đảm bảo độ dày sơn đúng theo tiêu chuẩn.
Thi công sơn lót Epoxy hệ nước
Lớp sơn lót này sẽ có tác dụng kết nối bể mặt bê tông và lớp sơn phủ. Do đó, nó đóng vai trò quan trọng để sơn lên màu đẹp và bền về lâu dài.
Kết quả hoạt động vệ sinh, trám, vá bề mặt ban đầu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của sơn lót. Sơn lót có đẹp và bám dính tốt không là nhờ hoạt động này.
Khi thi công sơn Epoxy lót, cần lăn đều tay để tránh bỏ sót hay dày mỏng khác nhau, ảnh hưởng đến hiệu quả của lớp sơn phủ.
Thi công lớp sơn phủ Epoxy hệ nước
Khi lớp sơn lót đã hoàn toàn khô ráo thì tiến hành sơn phù. Đầu tiên, bạn cần pha sơn theo đúng tỉ lệ, liều lượng mà nhà sản xuất hướng dẫn. Vì tỷ lệ sai có thể dẫn đến sơn bị loãng, bề mặt không thể đông cứng.
Dùng máy trộn để hòa hợp 2 thành phần của sơn. Sau đó sử dụng máy phun sơn hoặc con lăn để sơn lớp đầu tiên. Chờ khoảng 4-6h để sơn khô rồi sơn tiếp lớp thứ 2.
Sau khi thi công, hãy nhớ vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ sơn.
Kiểm tra, nghiệm thu công trình đã sơn
Kiểm tra 1 lượt toàn bộ công trình. Nếu có chỗ nào chưa đạt yêu cầu thì cần tiến hành thi công lại.
Lý do sơn Epoxy hệ nước phù hợp cho nhà xưởng, công trình
Dễ dàng thi công
Thi công sơn Epoxy hệ nước khá giống với sơn Epoxy hệ dầu, sử dụng 2 phương pháp là thi công sơn epoxy tự san phẳng và sơn lăn. Nhưng việc sử dụng dung môi hòa tan là nước nên sự khô cứng bề mặt, sự bay hơi sẽ diễn ra chậm hơn, màu sắc dịu với mắt hơn.
Sử dụng được trong cả môi trường ẩm cao
Với các loại sơn thông thường, cần 25 ngày để khô và độ ẩm bề mặt phải nhỏ hơn 5%. Nhưng sử dụng sơn Epoxy hệ nước thì chỉ cần 10 ngày để khô và có thể thi công trong môi trường có độ ẩm 10%.
Không chứa chất VOC độc hại
Sơn Epoxy hệ nước không chứa VOC – dung môi dễ bay hơi độc hại, nên an toàn với sức khỏe. Do đó, loại sơn này thường được sử dụng nền các xí nghiệp, nhà xưởng, bệnh viện, nhà máy sản xuất thực phẩm, điện,…
Một vài loại sơn Epoxy hệ nước phổ biến trên thị trường
Trên thị trường hiện nay có 1 số loại sơn Epoxy hệ nước phổ biến sau:
Sơn lót APT Primeseal WB50
Ưu điểm của sơn lót APT Primeseal WB50 như: độ kết dính cao, không bị nhớt, thẩm thấu tốt, đều trên bê tông, tăng tuổi thọ cho bề mặt, có thể sơn trên bề mặt xi măng tuổi thấp hoặc còn ẩm.
Sơn phủ Epoxy WB20 APT Keraseal
Sơn phủ Epoxy WB20 APT Keraseal khá thân thiện với con người, môi trường và sơn epoxy chống tĩnh điện tốt. Thi công dễ dàng, không quá bóng, tạo sự thông thoáng cho hơi nước lưu thông, ít cần bảo trì…
Sơn lót Epoxy hệ nước KCC
Loại sơn này được sử dụng làm lớp sơn kết nối trung gian hoặc lớp chống rỉ cho các bề mặt làm bằng kim loại. Chúng sở hữu các tính năng nổi bật như: độ bền về cơ lý cao,, có khả năng chống va đập, mài mòn và bám dính tốt, chịu được thời tiết khắc nghiệt, độ ẩm, hóa chất, không độc hại và giá thành rẻ hơn so với sơn hệ dầu…
Sơn epoxy KL-5 hệ nước Kova
Sơn epoxy KL-5 hệ nước Kova có các tính năng như: bền, nhẹ, chịu được áp lực, trọng lực cao, chống thấm tốt, bám dính tốt, dễ vệ sinh, an toàn, không chứa các chất độc hại,…
Hy vọng những thông tin bên trên đã giúp bạn hiểu hơn về sơn Epoxy và biết được cách thi công sơn Epoxy hệ nước đúng tiêu chuẩn nhất. Liên hệ ngay 0818 21 22 26 hoặc website dailysonepoxy.com nếu có nhu cầu tìm mua sơn Epoxy hệ nước nói riêng và các loại sơn chính hãng, uy tín, chất lượng nói chung.
Tôi là Nguyễn Thanh Sang giám đốc công ty Chí Hào Group là đơn vị chuyên thiết kế và thi công các công trình xây dựng với nhiều công ty con đảm nhiệm các lĩnh vực khác nhau như: thiết kế nội thất, thi công điện nước, lắp đặt camera, điện mạng, thi công công trình sân thể thao, cung cấp phân phối các sản phẩm sơn, vật liệu xây dựng…